Viêm bàng quang cấp là loại viêm bàng quang xảy ra đột ngột. Trong hầu hết các trường hợp, nguyên nhân gây bệnh là do vi khuẩn. Bệnh thường được biết đến với tên gọi là viêm đường tiết niệu. Các sản phẩm vệ sinh gây kích ứng, biến chức của một số bệnh, phản ứng với thuốc có thể gây ra viêm bàng quang cấp.
Điều trị viêm bàng quang cấp do vi khuẩn cần sử dụng kháng sinh. Điều trị viêm bàng quang không do nhiễm khuẩn tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh.
Những triệu chứng của viêm bàng quang cấp xuất hiện đột ngột và gây nhiều khó chịu.
Hệ tiết niệu bao gồm: thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo. Thận lọc các chất cặn bã từ máu và tạo ra nước tiểu. Nước tiểu đi theo niệu quản xuống bàng quang. Bàng quang dự trữ nước tiểu cho đến khi bạn đi tiểu. Nước tiểu được đào thải ra khỏi cơ thể qua niệu đạo.
Nguyên nhân thường gặp nhất gây ra viêm bàng quang cấp là do nhiễm khuẩn Escherichia coli. Vi khuẩn đi qua niệu đạo vào bàng quang, gắn vào thành bàng quang và nhân lên. Nó sẽ gây ra viêm niêm mạch bàng quang và có thể lan truyền đến thận.
Mặc dù nhiễm trùng là nguyên nhân phổ biến nhất gây viêm bàng quang cấp nhưng một vài yếu tố khác có thể gây viêm bàng quang và đường tiết niệu dưới:
Phụ nữ dễ bị viêm bàng quang cấp hơn nam giới do niệu đạo nữ ngắn và ở sát hậu môn hơn. Vì vậy, vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào bàng quang. Hơn một nửa phụ nữ bị viêm đường tiết niệu ít nhất một lần trong đời.
Các yếu tố dưới đây cũng làm tăng nguy cơ viêm bàng quang cấp:
Bác sĩ sẽ hỏi bạn các triệu chứng và tiền sử bệnh. Hãy kể cho bác sĩ thời điểm xuất hiện và các yếu tố làm bạn cảm thấy xấu đi, cũng như các thuốc mà bạn đang uống hoặc bạn đang mang thai.
Bác sĩ có thể khuyến cáo sử dụng một số xét nghiệm như:
Tổng phân tích nước tiểu
Nếu nghi ngờ nhiễm trùng, bác sĩ sẽ lấy mẫu nước tiểu của bạn làm xét nghiệm tìm vi khuẩn hoặc tìm hồng cầu. Nuôi cấy nước tiểu cũng có thể được sử dụng để xác định chính xác loại vi khuẩn gây bệnh.
Soi bàng quang
Bác sĩ sẽ đưa một ống nhỏ có đèn và camera ở đầu qua niệu đạo vào bàng quang của bạn để quan sát các dấu hiệu của viêm.
Chẩn đoán hình ảnh
Loại xét nghiệm này không phải luôn được thực hiện nhưng đôi khi nó hữu ích trong việc chẩn đoán nguyên nhân. Siêu âm, Xquang có thể giúp bác sĩ quan sát khối u hoặc các cấu trúc bất thường gây viêm.
Điều trị bao gồm sử dụng kháng sinh 3-10 ngày nếu viêm bàng quang do vi khuẩn. Triệu chứng của bạn có thể hết sau 1-2 ngày nhưng bạn vẫn cần tiếp tục uống thuốc trong thời gian bác sĩ chỉ định. Điều quan trọng là cần đảm bảo vi khuẩn hoàn toàn biến mất và không quay trở lại. Bác sĩ có thể kê cho bạn một số thuốc giảm đau đường tiết niệu như phenazopyridine trong khoảng 2 ngày đầu để làm giảm sự khó chịu trước khi kháng sinh phát huy tác dụng.
Điều trị viêm bàng quang cấp không do nhiễm khuẩn tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Ví dụ, nếu bạn bị dị ứng hoặc nhạy cảm với một số sản phẩm hoặc chất hóa học thì cách điều trị tốt nhất là tránh sử dụng những sản phẩm này. Các thuốc giảm đau có thể được sử dụng để điều trị viêm bàng quang do hóa trị hoặc xạ trị.
Nếu bạn xuất hiện các triệu chứng của viêm bàng quang cấp, bạn có thể làm giảm sự khó chịu bằng các giải pháp tại nhà trong khi chờ đợi kháng sinh và các biện pháp khác có tác dụng. Một số mẹo bạn có thể sử dụng như:
Một nghiên cứu gần đây về những bệnh nhân ung thư tiền liệt tuyến bị viêm bàng quang sau xạ trị đã chỉ ra rằng nước việt quất giảm đáng kể cảm giác đau và bỏng rát ở đường tiết niệu. Bạn có thể sử dụng nếu bạn nghĩ nó có tác dụng. Tuy nhiên, hãy cẩn thận để tránh uống quá nhiều vì những loại nước ép hoa quả có chứa một lượng đường rất cao.
Hầu hết các trường hợp viêm bàng quang cấp có thể điều trị dễ dàng bằng kháng sinh. Tuy nhiên, bạn nên đến gặp bác sĩ ngay khi có bất kì triệu chứng nào của viêm thận. Những triệu chứng của viêm thận bao gồm:
Hầu hết các trường hợp viêm bàng quang cấp sẽ khỏi mà không để lại biến chứng nếu được điều trị
Viêm thận khá hiếm gặp nhưng nó sẽ rất nguy hiểm nếu không được điều trị đúng cách. Những người bị suy giảm miễn dịch hoặc có bệnh lí thận trước đó có nguy cơ cao bị viêm thận.
Bạn không thể phòng ngừa hoàn toàn được viêm bàng quang cấp nhưng một số mẹo nhỏ sẽ giúp giảm nguy cơ vi khuẩn xâm nhập vào niệu đạo và gây kích thích đường tiết niệu:
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh