Viêm đường tiết niệu mạn tính là tình trạng đường tiết niệu bị viêm nhiễm kéo dài, không đáp ứng với điều trị hoặc có thể tái phát sau điều trị. Bệnh gây ra nhiều phiền toái, khó chịu cho đời sống hàng ngày của người bệnh.Viêm đường tiết niệu mạn tính là tình trạng đường tiết niệu bị viêm nhiễm kéo dài, không đáp ứng với điều trị hoặc có thể tái phát sau điều trị.
Hệ tiết niệu là hệ thống giúp cho cơ thể trong việc thải ra bên ngoài những chất lỏng dư thừa và các chất hòa tan từ sự lưu thông máu. Hệ tiết niệu bao gồm: thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo.
Viêm đường tiết niệu có thể đến bất kỳ phần nào trong hệ tiết niệu. Nếu tình trạng viêm nhiễm chỉ giới hạn trong bàng quang, bệnh không ảnh hưởng nhiều tới người bệnh. Tuy nhiên nếu vi khuẩn lây lan và làm tổn thương đến thận, người bệnh có thể sẽ gặp phải nhiều biến chứng sức khỏe nghiêm trọng.
Mặc dù viêm đường tiết niệu có thể xảy ra ở bất kỳ lứa tuổi nào nhưng phổ biến nhất là ở phụ nữ.
Viêm đường tiết niệu do vi khuẩn xâm nhập vào đường niệu. Trong hầu hết các trường hợp viêm đường tiết niệu, vi khuẩn xâm nhập hệ tiết niệu qua niệu đạo và đó di chuyển đến bàng quang. Viêm đường tiết nhiệu được phân loại thành 2 nhóm:
– Viêm bàng quang: chủ yếu do vi khuẩn Escherichia coli (E. coli) gây ra. E. coli là một loại vi khuẩn thường sống trong ruột của những người khỏe mạnh và động vật. Trong trạng thái bình thường của nó, nó không gây ra bất kỳ vấn đề. Tuy nhiên, nếu nó tìm đường ra khỏi ruột và vào đường tiết niệu, nó có thể dẫn đến nhiễm trùng.
– Viêm niệu đạo: có thể do vi khuẩn như E. coli nhưng cũng có thể gây ra bởi vi khuẩn lây truyền qua quan hệ tình dục như herpes, lậu, chlamydia. Các bệnh lây qua đường quan hệ tình dục hiếm khi gây viêm bàng quang.
Đi tiểu nhiều, đau rát khi đi tiểu… có thể là triệu chứng của bệnh viêm đường tiết niệu.
Các triệu chứng của viêm đường tiết niệu ảnh hưởng tới bàng quang bao gồm:
– Đi tiểu nhiều
– Nước tiểu có máu hoặc tối màu
– Đau rát khi đi tiểu
– Đau ở thận (nằm ở phía dưới xương sườn)
Nếu viêm đường tiết niệu đã lây lan tới thận, người bệnh có thể gặp các triệu chứng sau:
– Buồn nôn và ói mửa
– Ớn lạnh
– Sốt
– Mệt mỏi
– Rối loạn tâm thần
Xét nghiệm nước tiểu có thể được sử dụng trong chẩn đoán viêm đường tiết niệu.
Những người bị viêm đường tiết niệu mạn tính có khả năng đã từng được chẩn đoán mắc viêm đường tiết niệu trước đây.
Bệnh thường được chẩn đoán thông qua xét nghiệm nước tiểu. Các mẫu nước tiểu sẽ được kiểm tra dưới kính hiển vi để tìm kiếm các vi khuẩn nếu có.
nghiệm cấy nước tiểu, một mẫu nước tiểu được đặt trong ống để thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn. Sau 1 – 3 ngày, bác sĩ sẽ xem xét vi khuẩn để xác định phương pháp điều trị tốt nhất.
Nếu nghi ngờ có tổn thương thận, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh chụp X quang và quét thận. Nội soi bàng quang được áp dụng với các trường hợp viêm đường tiết niệu tái phát.
Viêm đường tiết niệu mạn tính thường được điều trị lâu dài bằng kháng sinh liều thấp trong hơn 1 tuần sau khi các triệu chứng ban đầu giảm dần. Điều này cũng giúp ngăn ngừa bệnh tái phát. Đôi khi người bệnh được chỉ định dùng thuốc kháng sinh bất cứ lúc nào sau khi giao hợp.
Viêm đường tiết niệu mạn tính thường được điều trị lâu dài bằng kháng sinh liều thấp trong hơn 1 tuần sau khi các triệu chứng ban đầu giảm dần.
Ngoài thuốc kháng sinh, bệnh nhân cũng cần theo dõi chặt chẽ tình trạng của hệ tiết niệu, chẳng hạn như tự xét nghiệm nước tiểu tại nhà thường xuyên.
Nếu viêm đường tiết niệu mạn tính có liên quan đến thời kỳ mãn kinh, người bệnh có thể xem xét sử dụng liệu pháp estrogen âm đạo để hạn chế nguy cơ tái phát.
Nếu gặp phải tình trạng đau rát khi đi tiểu, người bệnh có thể sử dụng thuốc giảm đau theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc chườm nóng lên bàng quang để giảm bớt đau đớn.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh