✴️ Tổng quan túi thừa niệu đạo

Triệu chứng

     Các triệu chứng của túi thừa niệu đạo rất đa dạng, mức độ nghiêm trọng của chúng thường không liên quan đến kích thước. Thật vậy, có thể có một túi thừa niệu đạo và không có triệu chứng (không thấy bất kỳ biểu hiện nào).

     Một số triệu chứng phổ biến của tình trạng này:

  • Đau khi đi tiểu (tiểu khó)
  • Máu trong nước tiểu (tiểu máu)
  • Tiểu rỉ hoặc nhỏ giọt sau khi đi tiểu
  • Viêm bàng quang tái phát
  • Nhiễm trùng đường tiểu thường xuyên (UTI)
  • Đau khi quan hệ tình dục
  • Nhạy đau hoặc có 1 khối ở thành âm đạo
  • Nhiễm trùng bàng quang
  • Đau vùng xương chậu
  • Các triệu chứng đường tiểu dưới (LUTS), chẳng hạn như đi tiểu gấp mà không cần căng tiểu, đi tiểu thường xuyên, phải đi tiểu nhiều lần vào giữa đêm, giảm áp lực dòng tiểu và không thể đi tiểu ngay lập tức.

      Người bệnh có thể chỉ mắc một số trong các triệu chứng trên, đồng thời các triệu chứng này có thể không xuất hiện liên tục.

     

Nguyên nhân

     Tình trạng này có thể do bẩm sinh hoặc mắc phải. Túi thừa niệu đạo bẩm sinh  thường bắt nguồn từ nang ống Gartner và nang ống Müllerian. Nguyên nhân gây ra túi thừa niệu đạo được cho là có liên quan đến sự tắc nghẽn của tuyến niệu đạo và nhiễm trùng bàng quang làm suy yếu các thành của niệu đạo. Chấn thương vùng chậu trong khi sinh cũng được xác định là tác nhân hình thành túi thừa niệu đạo.

Chẩn đoán

     Những phương pháp phổ biến để chẩn đoán bao gồm:

  • Khám thực thể: Ở phụ nữ, các thành của âm đạo có thể được thăm khám và nhờ đó phát hiện các khối ở bên dưới. Ngoài ra, khi thăm khám bác sĩ cũng có thế sẽ tìm cách lấy mủ hoặc nước tiểu từ túi thừa.
  • Siêu âm: Phương pháp này sử dụng sóng âm để thu được hình ảnh của vùng chậu. Đây là một trong những phương pháp chẩn đoán phổ biến.
  • Nội soi bàng quang: Nội soi bàng quang là một thủ thuật tại phòng  bao gồm việc đặt ống soi vào bàng quang để quan sát liệu có tồn tại túi thừa niệu đạo hay không.
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI): Hiện tại, đây được chấp nhận là phương pháp chẩn đoán tốt nhất để chẩn đoán túi thừa niệu đạo.
  • X-quang bàng quang và đường tiết niệu khi đi tiểu (VCUG).
  • Chụp niệu đạo áp lực dương bóng đôi (PPU): Phương pháp chẩn đoán đặc biệt này có phần giống với VCUG nhưng nó sử dụng một loại ống thông đặc biệt với bóng có độ chính xác 90% trong việc phát hiện túi thừa niệu đạo. Bởi vì nó là một phương pháp chẩn đoán xâm lấn và khó chịu  cần gây mê, nên nó không được sử dụng phổ biến, đặc biệt không phải là một lựa chọn công cụ chẩn đoán đầu tay.

     

Điều trị

     Các lựa chọn phẫu thuật bạn có bao gồm:

  • Cắt bỏ hoàn toàn túi. Đây là cách mà thường được đề nghị.
  • Cắt vào cổ túi và rút hết thành phần bên trong.
  • Thủ thuật Spence, bao gồm việc mở đường từ túi thừa vào âm đạo

     Cần điều trị bất kỳ nhiễm trùng nào một cách triệt để trước khi tiến hành phẫu thuật.

     Tùy chọn phẫu thuật được lựa chọn phụ thuộc vào kích thước và vị trí của túi thừa niệu đạo, cũng như các yếu tố khác được xác định. Sau phẫu thuật, Bệnh nhân có thể sẽ được tiêm một số loại kháng sinh trong ít nhất 24 giờ để ngăn ngừa nhiễm trùng. Bệnh nhân cũng có thể được đặt một ống thông và giữ cố định hình dạng của niệu đạo trong một vài tuần đồng thời được bác sĩ hướng dẫn thực hiện các bài kiểm tra trong các tuần tiếp theo để kiểm tra sự thành công của phẫu thuật, tình trạng lành vết thương thương và hẹn lịch rút ống thông.

     Một số tác dụng phụ có nguy cơ gặp phải khi thực hiện bất kỳ quy trình phẫu thuật nào, chẳng hạn như chảy máu nghiêm trọng, tái phát túi thừa, nhiễm trùng, lỗ rò niệu đạo và sẹo niệu đạo.

Xem thêm: Hội chứng niệu đạo

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top