Đau buồn là điều mà hầu như ai cũng sẽ trải qua vào một thời điểm nào đó trong đời. Nó có thể làm ảnh hưởng tiêu cực tới cuộc sống của bạn, thậm chí là nhiều người đã tìm đến cái chết để giải thoát. Vậy, đau buồn đã có tác động như thế nào tới não bộ của họ?
Theo Tiến sĩ Lisa M. Shulman(opens in new tab), một nhà thần kinh học tại Trường Y thuộc Đại học Maryland: Bộ não của con người coi đau buồn là một trong những mối đe dọa ảnh hưởng tới sức khỏe của nó.
Cô ấy cũng cho biết thêm: “Chúng ta đã coi việc chấn thương về mặt thể chất là một nguy hiểm đối với cơ thể, tuy nhiên tổn thương tinh thần cũng có thể gây ra những tác động nghiêm trọng”.
Trong quá trình tiến hóa, não bộ của con người được coi là trung tâm điều khiển mọi hành vi. Do đó, bất kỳ tổn thương tinh thần nào làm ảnh hưởng tới não bộ đều có thể gây ra những hành vi khôn lường.
Theo Shulman - một nhà thần kinh học chuyên về bệnh Parkinson và các rối loạn vận động khác cho biết : Bộ não có một phản ứng mặc định được kích hoạt bởi bất kỳ loại chấn thương tình cảm nghiêm trọng nào, liên quan đến tâm trạng tiêu cực, đau buồn như: ly hôn, mất việc làm,…
Shulman nói thêm: “Hạch hạnh nhân [trung tâm cảm xúc của não bộ], nằm sâu bên trong phần nguyên thủy của não, chúng luôn đề phòng các mối đe dọa. Khi trung tâm này được kích hoạt, nó sẽ điều khiển một loạt những hành vi và hoạt động của cơ thể - tim đập nhanh hơn, nhịp thở tăng lên và lưu thông máu đến các cơ bắp tăng lên để chuẩn bị phản kháng hoặc trốn chạy khỏi nguyên nhân gây ra đau khổ”.
Shulman cho biết khi một người nào đó bị tổn thương về mặt tinh thần lặp đi lặp lại có thể dẫn tới khả năng bắt buộc phải đáp ứng của não bộ. Điều này có thể gây nên tình trạng căng thẳng và chịu đựng, lâu dần làm suy yếu não bộ cao cấp (vỏ não). Sang chấn sau tổn thương về mặt tinh thần có thể xảy ra và ảnh hưởng tới cuộc sống của nhiều người.
Tiến sĩ Uma Suryadevara (opens in new tab), phó giáo sư tâm thần học tại Đại học Florida, nói rằng: Theo thời gian, tùy vào mức độ tổn thương và tùy vào từng người, não bộ có thể dần hồi phục. Xong ông cũng cho biết thêm: Nếu một người phải chịu đựng đau buồn trong một thời gian dài có thể rơi vào trạng thái rối loạn cảm xúc và rất khó để có thể hồi phục như ban đầu.
Do đó, việc kiểm soát cảm xúc và tránh tiêu cực luôn giúp bảo vệ não bộ khỏe mạnh và minh mẫn hơn.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh