✴️ Xem ngay viêm tiết niệu triệu chứng là như thế nào?

1. Viêm đường tiết niệu là gì?

Hệ tiết niệu bao gồm 4 bộ phận chính là thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo. Mỗi bộ phận này đảm nhận một vai trò khác nhau trong việc lọc các chất độc trong máu được sinh ra ở thận và được đào thải qua nước tiểu.

Viêm đường tiết niệu là tình trạng viêm nhiễm xảy ra ở hệ niệu do các vi khuẩn, vi nấm tấn công và gây nhiễm trùng. Sự viêm nhiễm này có thể xảy ra ở mọi vị trí thuộc hệ niệu của cả nam và nữ.

Viêm đường tiết niệu có thể xảy ra ở mọi vị trí thuộc hệ niệu.

Căn cứ vào vị trí viêm nhiễm, viêm đường niệu được chia thành hai nhóm chính:

  • Viêm đường niệu trên: xảy ra ở thận và niệu quản.
  • Viêm đường niệu dưới: xảy ra ở bàng quang và niệu đạo.

Theo thống kê, tỷ lệ mắc bệnh viêm đường tiết niệu dưới cao hơn so với viêm đường tiết niệu trên. Và tỷ lệ mắc bệnh nữ giới cao hơn nam giới.

Bệnh lý viêm đường tiết niệu dễ điều trị nhưng dễ tái phát. Điều trị bệnh không dứt điểm sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh.

 

2. Những nguyên nhân gây bệnh viêm đường tiết niệu

Nguyên nhân chính gây viêm đường tiết niệu là do vi khuẩn xâm nhập từ bên ngoài vào niệu đạo khi cơ thể suy giảm sức đề kháng. Chúng bám vào và xâm thực tại niêm mạc của bàng quang thay vì bị đào thải ra ngoài theo đường tiểu như bình thường. E.coli là vi khuẩn gây ra đại đa số các trường hợp viêm nhiễm đường niệu. Ngoài ra còn một số loại vi khuẩn khác như Klebsiella, Proteus, Enterobacter, lậu cầu…

Một số yếu tố thuận lợi khiến các loại vi khuẩn này xâm nhập vào đường tiết niệu:

  • Hoạt động tình dục thiếu an toàn, lành mạnh.
  • Vệ sinh vùng kín không sạch sẽ, đúng cách.
  • Nữ giới sau thời kỳ mãn kinh.
  • Nam giới bị tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt
  • Người mắc cách bệnh bàng quang, thận từ trước đó như bàng quang niệu quản ngược dòng, thận đa nang, suy thận…
  • Người có tiền sử can thiệp phẫu thuật đường niệu như đặt ống thông niệu đạo, nội soi bàng quang
  • Người mắc các bệnh suy giảm hệ miễn dịch như HIV-AIDS, đái tháo đường…
  • Người uống ít nước và thường xuyên nhịn tiểu.

 

3. Triệu chứng viêm đường tiết niệu

Triệu chứng viêm đường tiết niệu ở nam giới so với nữ giới có sự khác biệt. Nguyên do bởi đặc điểm cấu trúc giải phẫu của bộ phận sinh dục của hai giới là khác nhau. Ở nam giới, đường niệu đạo đồng thời là đường sinh dục nhưng hai đường này hoàn toàn khác biệt ở nữ giới.

 

3.1. Viêm đường tiết niệu triệu chứng ở nam giới

  • Tiểu rắt: người bệnh đi tiểu rất nhiều lần trong ngày (khoảng từ 12-20 lần) và lượng nước tiểu mỗi lần đi tiểu là rất ít.
  • Tiểu buốt hoặc tiểu ra máu: người bệnh có cảm giác đau buốt và bỏng rát dọc theo niệu đạo. Nếu nặng hơn, người bệnh có thể tiểu ra máu do vi khuẩn tấn công làm tổn thương hệ niệu dẫn đến xuất huyết niêm mạc. Khi này nước tiểu sẽ có màu đỏ hoặc nâu.
  • Vùng niệu đạo ngứa ngáy và sưng đỏ: niệu đạo nhiễm trùng khiến lỗ niệu đạo bị thu hẹp và nhỏ dần. Dương vật của nam giới bị tấy đỏ và sưng lên gây cảm giác đau rát, khó khăn trong việc đi tiểu.
  • Chảy dịch mủ ở miệng sáo: miệng sáo nam giới chảy mủ vàng hoặc xanh hoặc chảy dịch nhày. Những chất dịch và mủ này sẽ chảy ra nhiều hơn vào các buổi sáng khi mới thức dậy. Nếu bệnh nặng hơn thì miệng sáo sẽ chảy dịch nhầy, mủ hòa với máu. Khi này, người bệnh không thể quan hệ tình dục. Hoặc nếu có quan hệ thì vô cùng khó chịu, không có khoái cảm và có thể xuất tinh ra máu.
  • Các triệu chứng khác: Đau hông và lưng khi viêm nhiễm lan truyền đến thận hoặc gây viêm bể thận. Đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, sốt cao khi hệ niệu bị nhiễm trùng.

 

3.2. Viêm đường tiết niệu triệu chứng ở nữ giới

  • Người bệnh luôn có cảm giác buồn tiểu và thương đi tiểu vào ban đêm.
  • Đi tiểu nhiều lần với lượng nước tiểu rất ít
  • Xuất hiện hiện tượng tiểu buốt, tiểu nóng rát.
  • Nước tiểu màu vàng đục, mùi khai nồng khó chịu. Một vài trường hợp có lẫn máu trong nước tiểu.
  • Bị đau tức dữ dội vùng bụng dưới và vùng thắt lưng nếu nhiễm trùng lan đến niệu quản, thận.
  • Sốt cao, ớn lạnh, buồn nôn và nôn khi viêm nhiễm lan đến thận – bể thận.
  • Vùng kín bị ngứa rát khó chịu.
  • Bị đau khi quan hệ tình dục

 

4. Biến chứng của viêm đường tiết niệu

Viêm đường tiết niệu nếu không được điều trị đúng cách, bệnh rất dễ tái phát nhiều lần và gây những biến chứng nguy hiểm:

  • Tổn thương đường niệu: Tình trạng viêm nhiễm kéo dài khiến bệnh chuyển sang giai đoạn mãn tính. Khi này không những gây khó khăn cho việc điều trị mà những triệu chứng bệnh ngày càng gia tăng gây tổn thương nghiêm trong ở niêm mạc đường niệu.
  • Nhiễm trùng các cơ quan lân cận: các tác nhân gây bệnh nếu không được loại bỏ sẽ phát triển, xâm nhập và tấn công sang các cơ quan khác. Chúng có thể làm tổn thương thận dẫn đến suy thận vĩnh viễn hoặc tấn công vào máu gây nhiễm trùng huyết rất nguy hiểm.
  • Vô sinh, hiếm muộn: Viêm đường tiết niệu khiến nữ giới bị viêm vùng chậu, viêm âm đạo, viêm cổ tử cung… Nam giới bị áp – xe tuyến tiền liệt, viêm tinh hoàn, viêm mào tinh, tắc ống dẫn tinh… Bệnh làm cản trở quá trình thụ thai và gia tăng nguy cơ vô sinh hiếm muộn. Nguy hiểm hơn, nữ giới khi mang thai có thể bị nhiễm trùng ối, nhiễm trùng bào thai, sinh non…
  • Ảnh hưởng đến cuộc sống:những rối loạn tiểu tiện khiến người bệnh luôn cảm thấy khó chịu, mệt mỏi, chán nản, stress… Tình trạng này kéo dài sẽ làm suy giảm chất lượng cuộc sống.

 

5. Điều trị viêm đường tiết niệu

Điều trị viêm đường tiết niệu bằng thuốc kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh và loại trừ các nguy cơ tái phát. Tùy theo mức độ nặng hay nhẹ, viêm nhiễm cấp tính hay mãn tính và loại vi khuẩn gây bệnh mà bác sĩ sẽ xây dựng phác đồ điều trị phù hợp nhất.

Uống thuốc kháng sinh điều trị viêm tiết niệu triệu chứng cần tuyệt đối tuân thủ theo phác đồ điều trị.

Các loại thuốc kháng sinh dùng phổ biến hiện nay là nhóm thuốc nitrofurantoin, trimethoprim-sulfamethoxazole beta-lactam, quinolon hay aminoglycoside.

  • Viêm đường niệu chưa biến chứng có thể điều trị từ 3-7 ngày để chấm dứt hết các triệu chứng.
  • Viêm đường niệu do quan hệ tình dục có thể điều trị và dự phòng bằng cách dùng kháng sinh sau mỗi lần quan hệ.
  • Viêm đường niệu tái diễn trên 3 lần/năm, ngoài việc điều trị khi đã hết triệu chứng, người bệnh cần tiếp tục dùng thêm những đợt kháng sinh ngắn ngày để phòng tái phát.
  • Viêm đường niệu mãn tính và tái phát nhiều lần, người bệnh phải đến cơ sở y tế chuyên khoa để tìm chính xác nguyên nhân gây bệnh. Từ đó xây dựng liệu trình điều trị thích hợp.

Lưu ý thông tin về các nhóm thuốc điều trị trong bài chỉ mang tính chất tham khảo. Trong bất kỳ trường hợp nào, người bệnh cần thăm khám cụ thể và tuân thủ tuyệt đối theo sự chỉ dẫn của bác sĩ để điều trị đạt hiệu quả tốt nhất

 

6. Cách phòng tránh bệnh viêm đường tiết niệu

Các biện pháp giúp phòng tránh và ngăn ngừa viêm đường tiết niệu tái phát là:

  • Uống đủ nước mỗi ngày để thanh lọc đường niệu và thải vi khuẩn trong hệ niệu ra ngoài.
  • Tăng cường ăn rau xanh, hoa quả tươi, sữa chua để cung cấp dưỡng chất cho cơ thể, giúp cơ thể tăng sức đề kháng chống lại vi khuẩn có hại.
  • Vệ sinh cá nhân sạch sẽ đúng cách trước và sau khi quan hệ tình dục, sau khi đi vệ sinh để ngăn chặn con đường vi khuẩn xâm nhập vào hệ niệu và cơ quan sinh dục.
  • Không nhịn tiểu để làm trống rỗng hoàn toàn bàng quang, không có vi khuẩn trong nước tiểu có cơ hội phát sinh.
  • Không nên mặc các loại quần áo, đồ lót quá chật và sử dụng các sản phẩm tẩy rửa có tính khử cao.
  • Quan hệ tình dục an toàn, lành mạnh tránh nguy cơ lây nhiễm sang đối tác
  • Điều trị ngay và luôn các nguy cơ gây viêm đường niệu như u xơ tiền liệt tuyến, sỏi tiết niệu…
  • Thăm khám sức khỏe định kỳ và đi khám bác sĩ ngay khi xuất hiện các triệu chứng viêm đường niệu.

Viêm tiết niệu triệu chứng không những làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà có thể gây những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe người bệnh. Việc phát hiện sớm các triệu chứng viêm đường tiết niệu sẽ giúp điều trị bệnh một cách dễ dàng và hiệu quả.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top