Yếu tố nguy cơ của hạ huyết áp trong khi lọc máu

Nội dung

Hạ huyết áp là một biến chứng thường gặp trong quá trình lọc máu. Nó có thể là một vấn đề suy giảm dẫn đến bệnh nhân suy thận không lọc máu đủ do ngắt quãng điều trị.

Hạ huyết áp cũng có thể làm tăng lượng dịch tích lũy trong cơ thể, từ đó làm tăng nguy cơ tử vong của bệnh nhân

Yếu tố nguy cơ của hạ huyết áp trong khi lọc máu

Hạ huyết áp là biến chứng không hiếm gặp khi lọc máu. Những bệnh nhân có xu hướng bị ha huyết áp bao gồm:

  • Người già
  • Bệnh nhân lọc máu trong thời gian dài
  • Bệnh nhân tiểu đường
  • Nữ giới
  • Béo phì
  • Bệnh nhân cần loại bỏ lượng dịch thừa lớn hoặc lọc máu bằng máy siêu lọc, do mức tăng cân ở hai kì lọc máu tăng cao.
  • Bệnh nhân có trọng lượng khô quá thấp
  • Dùng thuốc huyết áp ngay trước khi lọc máu
  • Bữa ăn trong quá trình lọc máu cũng là một yếu tố nguy cơ

Tại sao những bệnh nhân này lại có nguy cơ cao? Có rất nhiều nguyên nhân, từ bệnh dây thần kinh tự động ở bệnh nhân tiểu đường, cho tới việc loại bỏ số lượng dịch lớn trong lọc máu( có thể thực hiện ở bệnh nhân có mức tăng cân giữa hai kì lọc máu cao).

Bên cạnh đó cũng có nhiều nguyên nhân không phổ biến nhưng lại khá nguy hiểm, có thể dẫn đến hạ huyết áp có thể xảy ra khi lọc máu, bao gồm như nhiễm khuẩn và các vấn đề tim mạch như loạn nhịp tim hoặc thậm chí là nhồi máu cơ tim. 

 

Triệu chứng

Biểu hiện thông thường của hạ đường huyết khi lọc máu là huyết áp giảm nhanh. Tuy nhiên bệnh nhân thường cảm thấp đau quặn lưng hoặc đau ngực, đau đầu, choáng váng,... Dấu hiệu kích thích thần kinh lang thang thường thấy được và biểu hiện ra như ngáp.

 

Hạ huyết áp có thể dự phòng được không?

Hạ huyết áp khi lọc máu có thể khó điều trị, đặc biệt ở bệnh nhân có nhiều yếu tố nguy cơ như đã đề cập. Tuy nhiên vẫn có một số lời khuyên để đề phòng tình trạng này như:

  • Tránh ăn uống trong khi lọc máu
  • Tránh dùng thuốc huyết áp ngay trước khi lọc máu
  • Không để cân nặng tăng quá nhiều giữa các lần lọc máu. Lượng dịch cần loại bỏ càng ít, hệ tuần hoàn càng dễ duy trì được huyết áp.
  • Bác sĩ có thể chỉ định lọc máu khác đi, với lượng natri cao hơn.
  • Nếu những phương pháp này thất bại, hãy nói chuyện với bác sĩ về việc tăng trọng lượng khô của bạn.

Nếu bệnh nhân thực hiện các điều trên và không có yếu tố nguy cơ khác đã đề cập ở trên, cần kiểm tra hệ tim mạch của bệnh nhân. Những vấn đề về chức năng tim khá phổ biến gây nên hạ huyết áp, và bệnh nhân có thể cần siêu âm tim. Trong tình huống này, bác sĩ tim mạch có thể giúp.

Một loại thuốc có tên midodrine thường được sử dụng. Và các vấn đề vẫn tiếp tục tái diễn, hãy cân nhắc chuyển sang thẩm phân màng bụng hoặc lọc máu tại nhà.

 

Cần làm gì khi hạ huyết áp?

Trong trường hợp này, thường một lượng nhỏ dịch truyền tĩnh mạch sẽ được truyền trong vào cơ thể bệnh nhân. Dịch này gồm dịch saline truyền 250 ml. Các nhân viên lọc máu sẽ giảm hoặc dừng việc loại bỏ dịch ra khỏi cơ thể trong giai đoạn này, và bạn có thể được chỉ định nằm trong tư thế phù hợp để tăng máu đến não (tư thế Trendelenburg).

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top