Bệnh đái tháo nhạt là gì?
Đái tháo nhạt dùng để chỉ hội chứng đái nhiều, uống nhiều do thiếu 1 loại hormon tên là ADH (hormon chống bài niệu).
Vai trò của ADH đối với thận là có tác dụng tái hấp thu nước và Natri, giúp cô đặc nước tiểu. Thiếu ADH, thận không cô đọng được nước tiểu, gây ra triệu chứng đái nhiều, từ đó gây khát và uống nhiều nước.
Nguyên nhân gây bệnh
Đái tháo nhạt trung ương: Bệnh do giảm tiết ADH gây nên. Nguyên nhân có thể do:
- Các thương tổn vùng dưới đồi tuyến yên gây suy tuyến yên, các thương tổn vùng dưới đồi như u sọ hầu hoặc các thương tổn của thần kinh trung ương do thâm nhiễm, thường dễ dẫn đến đái tháo nhạt.
- Chấn thương, hoặc các phẫu thuật u dưới đồi, u tuyến yên.
- Do di truyền – đây là bệnh hiếm gặp, thường biểu hiện bệnh từ nhỏ. Bệnh đái tháo nhạt do di truyền thường mắc kèm với đái tháo đường và các khuyết tật liên quan đến ADH.
Đái tháo nhạt thận: Sở dĩ được gọi là đái tháo nhạt thận vì bệnh xuất hiện do thận không đáp ứng với ADH mặc dù lượng ADH trong máu vẫn ở mức bình thường hoặc có thể tăng. Nguyên nhân gây nên việc thận kém đáp ứng với ADH:
- Các bệnh thận mãn tính.
- Các rối loạn điện giải: Hạ kali máu và tăng Calci máu làm giảm khả năng cô đặc nước tiểu.
- Có nhiều loại thuốc góp phần làm xuất hiện đái tháo nhạt thận như lithium, Demeclocycline, Methoxyflurane, Amphotericin B, Rifampiciny,…
Đái tháo nhạt ở phụ nữ có thai: bệnh thường xuất hiện 3 tháng cuối. Nguyên nhân do nhau thai tiết ra một loại enzym có khả năng phá hủy ADH.
Đái tháo nhạt do uống nhiều nước thực chất không phải bệnh, cần phân biệt với đái tháo nhạt thật sự.
Đối tượng nguy cơ
Tỷ lệ nam giới mắc đái tháo nhạt cao hơn nữ giới: Gen gây bệnh có liên quan đến nhiễm sắc thể Y nên bệnh xuất hiện ở nam giới nhiều hơn.
Gia đình có người mắc đái tháo nhạt.
Triệu chứng của bệnh
- Các triệu chứng của đái tháo nhạt có thể xuất hiện đột ngột, diễn biến nhanh.
- Tiểu nhiều: Là triệu chứng chính của đái tháo nhạt. Lượng nước tiểu đo trong một ngày từ 5 – 10 lít, có thể lên tới 20 lít.
- Màu sắc nước tiểu: trong, loãng như nước lã.
- Khát và uống nhiều nước: Cơn khát khiến bệnh nhân dậy trong đêm. Khát nhiều, không ngừng và không hết khát sau khi đã uống nước.
- Bệnh nhân đái tháo nhạt ít khi bị sút cân và không có hiện tường kiến bâu vào nước tiểu.
Điều trị bệnh
Vì bệnh nhân bị đái tháo nhạt một ngày đào thải từ 5 – 10 lít nước nên việc bù nước là vô cùng quan trọng. Lượng nước bù phải tương đương với lượng nước tiểu.
Tùy vào nguyên nhân gây đái tháo nhạt mà có phương án điều trị khác nhau:
- Đái tháo nhạt trung ương: Như đã nói ở trên, đái tháo nhạt trung ương do các bệnh lý của vùng dưới đồi – tuyến yên. Vì vậy cần điều trị các bệnh ở gốc trước. Bệnh nhân bị thiếu hụt ADH do đó có thể điều trị bằng phương pháp sử dụng hormon thay thế (demopressin dạng xịt mũi, minirin và dạng tiêm).
- Đái tháo nhạt do thận: Thận không đáp ứng với ADH nên phương pháp hormon thay thế không có hiệu quả với loại này. Bệnh nhân nên thay đổi lối sống bằng việc ăn chế độ ít muối và uống đủ nước. Đồng thời điều trị bệnh bằng thuốc hydrochlorothiazide để giúp thận giảm sản xuất nước tiểu.
- Đái tháo nhạt ở phụ nữ có thai: Bệnh sẽ tự khỏi sau khi đẻ nên chúng ta không cần quá lo lắng.
Cách phòng tránh bệnh
- Chúng ta nên giữ thói quen uống nước đầy đủ.
- Nên đi khám nếu bạn gặp phải các dấu hiệu nghi ngờ là mắc đái tháo nhạt.
Xem thêm: U sọ hầu
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh
facebook.com/BVNTP
youtube.com/bvntp