✴️ Hiểu biết về bướu cổ

Yếu tố nguy cơ

  • Những người không thường xuyên sử dụng các thực phẩm chứa nhiều iod đặc biệt hay gặp ở các khu vực miền núi.

  • Các đối tượng có nhu cầu các hormone tuyến giáp cao như: trẻ em đang độ tuổi dậy thì, phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú…

  • Mắc các bệnh mạn tính như viêm đại tràng, tiêu chảy kéo dài, suy thận mạn.. ảnh hưởng đến sự hấp thu và đào thải iod.

  • Có tiền sử mắc các bệnh lý về tuyến giáp như: nhiễm trùng, u tuyến giáp, rối loạn tuyến giáp tự miễn.

  • Gia đình có người mắc bướu cổ hoặc có các bệnh lý về tuyến giáp.

  • Sau điều trị các bệnh lý tâm thần

Tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người mà kích thước bướu cổ khác nhau, trong đa số các trường hợp bướu có kích thước nhỏ và hầu như không gây ra bất kì triệu chứng nào. 

Một số trường hợp nặng hơn có thể gây ra các triệu chứng như:

  • Ho
  • Thay đổi giọng nói (khàn đặc giọng)
  • Khó nuốt, cảm giác như bị thắt chặt vùng hầu họng
  • Khó thở có thể đi kèm âm thanh khò khè khi thở.

Chẩn đoán bướu cổ:

  • Để xác định bạn có bị bướu cổ hay không, Bác sĩ sẽ thăm khám trực tiếp vùng cổ để kiểm tra xem có bất kì những bất thường nào tại vùng cổ hay không.
  • Các chỉ định cận lâm sàng như siêu âm tuyến giáp để đánh giá về kích thước, hình thể  của tuyến giáp. Các xét nghiệm chức năng tuyến giáp nhằm đánh giá nồng độ của một số hormone trong máu của bạn. Nếu nồng độ này thấp hoặc cao hơn so với mức bình thường đều có thể liên quan đến bệnh bướu cổ. ​Các xét nghiệm máu kiểm tra chức năng tuyến giáp thông thường bao gồm đo hoạt độ hormon kích thích tuyến giáp (TSH), hormon tuyến giáp. Nếu các chỉ số cao hoặc thấp hơn mức trung bình có nghĩa rằng bạn đang bị rối loạn chức năng tuyến giáp hoặc cảnh báo nguy cơ phát triển bướu giáp trong tương lai.
  • Trường hợp cần thiết các Bác sĩ có thể chỉ định các xét nghiệm chuyên sâu để chẩn đoán chính xác tình trạng bướu cổ.

​Tùy thuộc vào tính chất, mức độ bướu cổ mà Bác sĩ có những phương án điều trị khác nhau:

  • Nếu bướu nhỏ, lành tính và không gây ra bất kì triệu chứng nào có thể không cần điều trị và theo dõi thêm.
  • Các phương pháp điều trị nếu là tổn thương ác tính hoặc bướu cổ quá to gây biến chứng có thể bao gồm phẫu thuật cắt bỏ một phần, toàn bộ tuyến giáp kết hợp với điều trị bằng hóa chất phóng xạ.

Theo thống kê về dịch tễ, hầu hết các trường hợp bướu cổ là lành tính, tuy nhiên bướu cổ vẫn có thể là dấu hiệu của ung thư tuyến giáp nên cần được thăm khám càng sớm càng tốt. Trong trường hợp tự phát hiện được những khối u bất thường ở vùng cổ kèm theo các nguy cơ dưới đây, cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để có những chẩn đoán và điều trị chính xác nhất:

  • Khối u ngày càng lớn
  • Gia đình có người từng mắc ung thư tuyến giáp
  • Điều trị ung thư đầu mặt cổ bằng hóa, xạ trị
  • Sưng hạch bạch huyết vùng cổ kéo dài
  • Trẻ em, thiếu niên độ tuổi dậy thì
  • Người từ 65 tuổi trở lên
  • Thay đổi giọng nói
  • Khi thở kèm theo âm thanh bất thường
  • Khó thở, khó nuốt.

Xem thêm: Rối loạn liên quan tuyến giáp

Có thể bạn quan tâm: Những lầm tưởng phổ biến về bệnh lý tuyến giáp

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top