Cholesterol là một chất béo có nguồn gốc nội sinh do gan tạo ra. Ngoài ra, Cholesterol cũng được tìm thấy trong một số loại thực phẩm. Hằng ngày, cơ thể cần một lượng cholesterol để hoạt động. Nhưng việc có quá nhiều cholesterol xấu LDL sẽ khiến nguy cơ bị đau tim hoặc đột quỵ tăng cao.
Cholesterol trong máu có thể tích tụ trong thành mạch máu, gây ra tắc nghẽn có thể dẫn đến:
Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC), việc có cholesterol cao làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim.
Tổng lượng cholesterol có trong máu bao gồm:
LDL còn được gọi là cholesterol xấu là nguyên nhân gây tắc nghẽn các mạch máu và làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim.
HDL được coi là cholesterol tốt giúp bảo vệ khỏi bệnh tim.
Triglyceride là một loại chất béo khác được tích trữ trong cơ thể và đây là thành phần chính của tổng lượng cholesterol toàn phần.
Nồng độ chất béo trung tính cao và mức HDL thấp làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim.
Cholesterol ở người lớn
Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến cáo rằng tất cả người trưởng thành nên kiểm tra cholesterol sau mỗi 4 - 6 năm, bắt đầu từ 20 tuổi.
Càng lớn tuổi, mức cholesterol có xu hướng tăng lên. Nam giới thường có nguy cơ cholesterol cao hơn phụ nữ. Tuy nhiên, nguy cơ này ở phụ nữ cao dần lên khi bước qua thời kĩ mãn kinh.
Đối với những người có cholesterol cao và các yếu tố nguy cơ bệnh tim mạch khác như bệnh tiểu đường nên xét nghiệm thường xuyên hơn.
Mức cholesterol cho người lớn
|
Cholesterone total |
HDL Cholesterone |
LDL Cholesterone |
Triglycerides |
Tốt |
<200 |
Lý tưởng: >60; >40 ở nam giới và >50 ở phụ nữ. |
<100; <70 nếu đã hoặc đang có các bệnh lý về tim mạch |
<149 , lý tưởng là <100 |
Chấp nhận được |
Mức vừa phải |
200-239 |
Không phân loại |
130-159 |
150-199 |
Cao |
>240 |
Không phân loại |
>160; 190 được xem là mức rất cao. |
>200; 500 được xem là mức rất cao |
Thấp |
Không phân loại |
<40 |
Không phân loại |
Bảng phân loại mức cholesterol cho người lớn (đơn vị tính: mg/dL)
Trẻ em hoạt động thể chất thường xuyên, có chế độ ăn uống lành mạnh, không bị thừa cân và không có tiền sử gia đình ít có nguy cơ mắc cholesterone cao.
Các chuyên gia khuyến nghị rằng tất cả trẻ em nên kiểm tra cholesterol trong độ tuổi từ 9 đến 11 tuổi, và sau đó tiến hành kiểm tra lại ở độ tuổi từ 17 đến 21 tuổi.
Trẻ em có nhiều yếu tố nguy cơ, như bệnh tiểu đường, béo phì hoặc tiền sử gia đình có cholesterol cao nên được kiểm tra sớm và thường xuyên hơn.
Sau đây là các mức cholesterol được khuyến nghị cho trẻ em:
|
Cholesterone total |
HDL Cholesterone |
LDL Cholesterone |
Triglycerides |
Tốt |
< 170 |
>45 |
<110 |
Trẻ từ 0-9 tuổi: <75 Trẻ từ 10-19 tuổi: <90 |
Chấp nhận được |
170-199 |
40-45 |
110-129 |
Trẻ từ 0-9 tuổi: 75-99 Trẻ từ 10-19 tuổi: 90-129 |
Cao |
≥200 |
Không phân loại |
≥130 |
Trẻ từ 0-9 tuổi: ≥90 Trẻ từ 10-19 tuổi: ≥130 |
Thấp |
Không phân loại |
<40 |
Không phân loại |
Không phân loại |
Bảng phân loại mức cholesterol cho trẻ em (đơn vị tính: mg/dL)
Thay đổi lối sống có hiệu quả trong việc giúp kiểm soát cholesterol. Các thay đổi này rất đơn giản và có thể được thực hiện ở mọi lứa tuổi bao gồm:
Hoạt động thể chất giúp kiểm soát cân nặng và tăng cholesterol HDL. Đặt mục tiêu tập thể dục mức độ vừa phải trong 30 -60 phút mỗi ngày, như đạp xe, chạy bộ, bơi lội và khiêu vũ, và duy trì thói quen đó ít nhất 5 lần một tuần.
Thêm nhiều chất xơ vào chế độ ăn uống hằng ngày giúp kiểm soát mức cholesterone tố hơn.
Các thực phẩm này bao gồm:
Các chất béo này giúp tăng mức HDL trong máu
Giảm lượng thực phẩm giàu chất béo bão hòa như:
Hút thuốc làm giảm cholesterol HDL. Bỏ thuốc lá có thể giúp kiểm soát tốt hơn mức cholesterol.
Tiền sử bệnh lý và lịch sử gia đình mắc một số vấn đề khác chẳng hạn như bệnh tiểu đường hoặc béo phì có vai trò quan trọng trong kiểm soát lượng cholesterone.
Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến cáo nên uống rượu ở mức vừa phải. Uống quá nhiều rượu có thể làm tăng mức chất béo triglyceride trong dòng máu và dẫn đến các tình trạng như:
Giảm trọng lượng cơ thể dư thừa có thể giúp giảm mức cholesterol trong máu. Dưới đây là một số phương pháp giúp kiểm soát được cân nặng cơ thể:
Xem thêm: Rối loạn mỡ máu
Tìm hiểu thêm: Tổng quan về LDL & VLDL trong máu
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh