Ra mồ hôi nhiều có thể là dấu hiệu của chứng hạ đường huyết. Mặc dù tình trạng này thường gắn với bệnh tiểu đường tuy nhiên nó có thể xảy ra ở những người không mắc bệnh.
Ra mồ hôi nhiều là dấu hiệu của chứng cường tuyến giáp hay tuyến giáp hoạt động quá mức. Bình thường, tuyến giáp sản sinh ra một loại hormone để kiểm soát tốc độ cơ thể sử dụng năng lượng cũng như độ nhạy cảm của nó trước các hoóc môn khác. Khi tuyến giáp sản sinh ra quá nhiều hormone, hiện tượng này có thể gây đổ mồ hôi liên tục bằng cách kích thích các tuyến mồ hôi.
Ra mồ hôi nhiều ngay cả khi thời tiết không quá nóng, có thể cảnh báo testosterone thấp. Khi lượng testosterone trong cơ thể thấp, vùng não điều khiển nhiều chức năng, bao gồm cả thân nhiệt và áp huyết, sẽ nhận các tín hiệu giả tạo rằng cơ thể bị quá nóng, dẫn đến hiện tượng toát mồ hôi như một cách làm mát cơ thể.
Ra mồ hôi nhiều là một tác dụng phụ của việc dùng thuốc chống trầm cảm, thuốc điều trị cao huyết áp, thuốc chữa khô miệng, cảm lạnh và cảm cúm, viên sắt và thuốc kháng sinh. Nếu triệu chứng đổ mồ hôi nhiều, bạn có thể hỏi ý kiến bác sĩ để có cách điều chỉnh thuốc.
Đổ mồ hôi và cảm thấy chóng mặt có thể là dấu hiệu cảnh báo của một cơn đau tim. Đổ mồ hôi theo cách này là một phần của phản ứng phế vị – mạch, gây sụt giảm nhịp tim và áp huyết đột ngột. Phản ứng như vậy cũng có thể xuất hiện ở những người đang vô cùng đau đớn, bị chảy máu não hoặc viêm ruột thừa cấp.
Khi cơ thể căng thẳng, có thể xuất hiện tình trạng ra mồ hôi nhiều. Cấu tạo tuyến eccrine vẫn nguyên vẹn sau khi tiết mồ hôi và thành phần chủ yếu trong mồ hôi của tuyến chỉ chứa nước và muối nên không gây mùi.
Như đã kể trên, triệu chứng ra nhiều mồ hôi có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Nếu bạn bị tăng tiết mồ hôi toàn thân, nên đi khám để tìm các bệnh nội khoa, nội tiết nhằm điều trị căn nguyên. Cần tắm rửa thường xuyên, ở nơi thoáng mát, uống nhiều nước oresol hoặc nước muối đường.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh