Tiểu đường có thể biến chứng suy thận gây ra nhiều hậu quả
Theo cơ chế thông thường, máu sẽ chảy vào thận thông qua các động mạch thận. Ở những bệnh nhân đái tháo đường, thận thường xuyên phải làm việc quá mức do đường huyết tăng cao dẫn đến lượng máu đến thận quá lớn. Ngoài ra đường huyết tăng cao còn khiến sinh ra nhiều chất oxy hóa làm tổn thương mao mạch cầu thận. Sau quá trình dài phải làm việc quá mức, hệ thống lọc bị phá hủy dần dần, các lỗ lọc to lên làm nhiều protein bị lọt ra ngoài. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ làm suy giảm chức năng thận. Cuối cùng thận có thể bị mất hoàn toàn chức năng,người bệnh ở giai đoạn cuối của suy thận, nồng độ ure, creatinin sẽ tăng cao trong máu đe dọa tính mạng.
Ở giai đoạn đầu, biến chứng suy thận ở những người mắc bệnh tiểu đường không đặc hiệu
Các triệu chứng bao gồm:
Khi bệnh ngày càng tiến triển nặng thêm,nồng độ protein trong máu quá thấp bị lọt ra ngoài nước tiểu dẫn tới không thể giữ dịch trong lòng mạch máu. Bệnh nhân sẽ xuất hiện hội chứng thận hư và có thể tiến triển thành suy thận nặng Bệnh nhân có thể bị phù rất to toàn thân, xuất hiện cổ trướng, tràn dịch màng phổi và màng tim. Để xử trí người bệnh cần phải được đấy bớt chất độc ra ngoài bằng cách lọc máu.
Ngoài các triệu chứng trên lâm sàng, các bác sĩ sẽ sử dụng kết quả xét nghiệm nước tiểu hoặc xét nghiệm máu để phát hiện biến chứng bệnh thận ở những bệnh nhân tiểu đường:
Xét nghiệm thường được sử dụng là xét nghiệm albumin nước tiểu: đối với bệnh nhân đái tháo đường type 1, nên làm xét nghiệm này sau 3-5 năm được chẩn đoán bệnh. Đối với bệnh nhân đái tháo đường type 2, cần làm xét nghiệm này ngay khi được chẩn đoán mắc tiểu đường.
Có 3 cách lấy nước tiểu để xét nghiệm tìm albumin, bao gồm: lấy mẫu nước tiểu bất kỳ, lấy nước tiểu trong vòng 24h và lấy nước tiểu trong một khoảng thời gian.
Nếu kết quả bất thường thì cần làm lại sau 3-6 tháng để chẩn đoán xác định.
Phát hiện sớm albumin trong nước tiểu sẽ giúp bác sĩ có thể can thiệp sớm phòng ngừa bệnh thận ở những bệnh nhân tiểu đường ngày càng tiến triển nặng thêm.
Để phòng ngừa biến chứng suy thận, cần kiểm soát tốt đường huyết và các yếu tố nguy cơ.
Đường huyết luôn được duy trì ổn định: chỉ số HbA1c dưới 7%
Các yếu tố nguy cơ có thể kể đến bao gồm: tăng lipid máu, hút thuốc lá, tăng huyết áp, đã mắc tiểu đường thời gian dài…Hạn chế sử dụng thuốc lá, các chất kích thích như rượu, bia, kiểm soát mỡ máu, duy trì huyết áp 130/80 mmHg.
Ngoài ra nên tăng cường vận động, ăn giảm chất đạm giữ tâm trạng thoải mái, lạc quan, tránh căng thẳng.
Sử dụng thuốc điều trị đều đặn theo phác đồ của bác sĩ. Một số thuốc như kháng sinh, thuốc điều trị cơ xương khớp có thể khiến bệnh thận nặng thêm, vì thế cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
Thăm khám và tầm soát bệnh thường xuyên để hạn chế tiến triển. Nên kiểm tra thận ít nhất mỗi lần một năm.
Tiểu đường dẫn đến biến chứng suy thận rất nguy hiểm nhưng hoàn toàn có thể phòng ngừa được. Người bệnh cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ, ăn uống, sinh hoạt hợp lý để có kết quả điều trị tốt nhất.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh