Mục đích chính của hệ tiêu hóa là phân hủy thức ăn thành các chất dinh dưỡng có thể hấp thụ được vào cơ thể. Qua đó cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động.
Thức ăn vào miệng phải được xử lý cơ học (nhai) và làm ẩm. Thứ hai, quá trình tiêu hóa diễn ra chủ yếu ở dạ dày và ruột non, nơi protein, chất béo và carbohydrate được phân hủy hóa học thành các thành phần nhỏ hơn. Các phân tử nhỏ hơn đó tiếp tục được hấp thụ qua biểu mô của ruột non vào máu. Sau đó chúng đi vào vòng tuần hoàn.
Ruột già đóng vai trò chính trong việc tái hấp thu lượng nước dư thừa. Cuối cùng, các chất không tiêu hóa được và các chất cặn bã bài tiết được đào thải ra ngoài cơ thể qua đường đại tiện (phân).
Mắc bệnh lý tiêu hóa là khi có sự trục trặc ở một trong các khâu này. Tức là, các chức năng của đường tiêu hóa không được thực hiện thành công.
Bệnh nhân trong những trường hợp này có thể xuất hiện các triệu chứng đau bụng, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, kém hấp thu, táo bón hoặc tắc nghẽn. Thậm chí có thể biểu hiện dấu hiệu trên da, niêm mạc. Ví dụ: vàng da, vàng mắt, da xanh, niêm mạc nhợt.
– Tưa miệng (tức là có nấm Candida ở miệng) thường gặp ở trẻ em hoặc người bị nhiễm trùng nặng.
– Viêm lợi cấp tính.
– Viêm nướu cấp tính.
– Bệnh về tuyến nước bọt: quai bị.
– Viêm amidan: Các dấu hiệu và triệu chứng của viêm amidan bao gồm sưng amidan, đau họng, khó nuốt và nổi hạch mềm ở hai bên cổ.
Trào ngược dạ dày – thực quản (viết tắt GERD) thường gặp nhất.
– Bản chất là do dịch vị axit trào ngược liên tục vào thực quản. Từ đó gây kích ứng và gây đau loét. Xuất huyết (chảy máu) có thể xảy ra khi các mạch máu bị tổn thương.
– GERD thường biểu hiện như chứng ợ nóng. GERD không được kiểm soát có thể ăn mòn lớp niêm mạc của thực quản và dẫn đến chảy máu. Tình trạng này cũng có thể gây đau tức ngực đến mức đôi khi bị nhầm với cơn đau tim.
– Kiểm soát bệnh GERD thường bắt đầu bằng những thay đổi lối sống đơn giản. Ví dụ tránh ăn ít nhất hai giờ trước khi đi ngủ.
– Điều trị GERD có thể dùng thuốc hoặc phẫu thuật với trường hợp nặng.
Ngoài ra, một số trường hợp có khối u hoặc ung thư ở thực quản. Triệu chứng phổ biến nhất khi đó là nuốt nghẹn, khó nuốt.
Đây là tình trạng phổ biến xảy ra khi mất cân bằng giữa hoạt động ăn mòn của dịch vị và tác dụng bảo vệ của chất nhầy trên niêm mạc dạ dày. Lượng chất nhầy trong dạ dày không đủ để bảo vệ biểu mô bề mặt khỏi tác động phá hủy của axit clohydric. Viêm dạ dày có thể là cấp hoặc mạn tính.
Ngoài ra, vi khuẩn H.pylori cũng gây viêm dạ dày. Nguyên nhân này rất phổ biến ở Việt Nam.
Loét có thể được xem như một phần mở rộng của tổn thương tế bào trong bệnh viêm dạ dày cấp tính. Các vị trí loét phổ biến nhất là dạ dày và vài cm đầu tiên của tá tràng. Hiếm khi chúng xảy ra trong thực quản. Trừ trường hợp bị trào ngược dịch vị, có can thiệp tạo vòng nối thông của dạ dày và ruột non, sau khi cắt dạ dày.
Các tổn thương cấp tính liên quan đến mô và độ sâu của lớp dưới niêm mạc dạ dày, có thể đơn lẻ hoặc nhiều. Chúng được tìm thấy ở nhiều vị trí trong dạ dày và trong vài cm đầu tiên của tá tràng. Các vết loét mãn tính xâm nhập qua các lớp biểu mô và cơ của thành dạ dày. Có thể bao lan sang tuyến tụy hoặc gan. Những vết loét này có thể dẫn đến xuất huyết, thủng, hẹp môn vị. Thậm chí phát triển thành khối u ác tính.
– IBS là cơn đau bụng xảy ra ít nhất ba lần một tháng trong ba tháng liên tiếp. Có thể kèm theo việc bị táo bón hoặc tiêu chảy.
– IBS không gây hại cho đường tiêu hóa và khá phổ biến. Theo nghiên cứu, hơn 15 triệu người Mỹ mắc IBS.
– Nguyên nhân chính xác của IBS còn chưa rõ ràng.
– Điều trị có thể bao gồm ăn nhiều bữa nhỏ hơn và tránh các thực phẩm gây ra các triệu chứng. Một số người dùng thuốc nhuận tràng, chất bổ sung chất xơ hoặc men vi sinh để điều trị IBS.
Đây là một bệnh viêm mãn tính niêm mạc đại tràng. Đại tràng có thể bị loét và nhiễm trùng. Nó thường bắt đầu ở trực tràng và đại tràng xích ma. Từ đó, nó có thể lây lan đến một phần khác của đại tràng và đôi khi là toàn bộ đại tràng.
– Triệu chứng: sốt, nôn mửa, tiêu chảy và đau đầu.
– Nguyên nhân: Viêm dạ dày ruột là do nhiễm trùng (virus, vi khuẩn, ký sinh trùng). Nhiễm trùng do vi khuẩn có thể do E. coli hoặc salmonella gây ra. Nhiễm vi rút có thể bao gồm vi rút rota hoặc norovirus.
– Điều trị: Lời khuyên tốt nhất là uống nhiều chất lỏng để tránh mất nước. Giữ vệ sinh tay tốt để ngăn ngừa lây lan nhiễm trùng. Nếu có thể, hãy yêu cầu người khác không sử dụng chung các thiết bị phòng tắm cho đến khi các triệu chứng của bạn chấm dứt. Nếu các triệu chứng kéo dài hơn một vài ngày cần theo dõi thêm. Có thể cần xét nghiệm để giúp bác sĩ chỉ định phương pháp điều trị hiệu quả nhất.
Viêm gan cấp là tình trạng các tế bào gan bị tổn thương. Nguyên nhân có thể do nhiều tình trạng khác nhau, bao gồm nhiễm virus, chất độc hại hoặc rối loạn tuần hoàn…
Viêm gan siêu vi phổ biến nhất là viêm gan A (do HAV), viêm gan B (HBV) và viêm gan C (HCV). Ba loại vi rút tương ứng này đều có thể gây ra bệnh cấp tính. Các triệu chứng bao gồm: buồn nôn, đau bụng, mệt mỏi, khó chịu và vàng da. Ngoài ra, nhiễm HBV và HCV cấp tính có thể dẫn đến viêm mãn tính. Bệnh nhân bị nhiễm bệnh mãn tính có thể phát triển thành xơ gan và ung thư biểu mô tế bào gan (HCC).
Viêm gan mạn là bất kỳ dạng viêm gan nào tồn tại hơn 6 tháng. Đây là tình trạng viêm nhẹ, dai dẳng sau viêm gan vi rút cấp tính. Thường có rất ít hoặc không có xơ hóa. Nếu không được điều trị, tình trạng viêm tiến triển liên tục với sự hoại tử tế bào và sự hình thành các mô xơ có thể dẫn đến xơ gan. Thậm chí bệnh có thể có sự biến dạng của các mạch máu gan và tình trạng thiếu oxy. Từ đó dẫn đến tổn thương tế bào gan.
Điều này xảy ra khi chức năng gan bị suy giảm đến mức các hoạt động khác của cơ thể bị suy giảm. Có thể là cấp tính hoặc mãn tính và có thể là kết quả của nhiều loại rối loạn.
Ngộ độc thực phẩm là kết quả của việc uống nước và nhiều loại thực phẩm không sạch. Tức là bị nhiễm vi sinh vật gây bệnh (vi khuẩn, vi rút, động vật nguyên sinh, nấm), độc tố và hóa chất của chúng. Hầu hết các loại ngộ độc thực phẩm gây ra một hoặc nhiều triệu chứng, có thể gồm: buồn nôn, nôn, tiêu chảy, phân nước hoặc lẫn máu, đau bụng và chuột rút, sốt…
Trong đó, thường gặp nhất là sỏi mật. Sỏi mật bao gồm sự lắng đọng của các thành phần của mật, phổ biến nhất là cholesterol. Nhiều viên sỏi nhỏ dạng bùn đến một viên sỏi lớn có thể hình thành. Nó có thể dẫn đến:
– Cơn đau quặn mật: Nếu sỏi bị mắc kẹt trong cổ túi mật hoặc ống mật chủ, cơ trơn trong thành ống sẽ co thắt mạnh để cố gắng di chuyển sỏi ra ngoài. Từ đó gây đau.
– Tình trạng viêm nhiễm: Sỏi gây kích ứng và viêm thành túi mật và ống mật chủ.
– Sự tắc nghẽn ở cổ túi mật do sỏi dẫn đến căng túi mật và viêm túi mật. Điều này không gây vàng da vì mật từ gan vẫn có thể đi thẳng vào tá tràng.
– Tắc nghẽn ống mật chủ dẫn đến giữ mật, vàng da và viêm đường mật (nhiễm trùng đường mật).
Tiêu chảy là bệnh lý tiêu hóa khá thường gặp, xảy ra ở mọi độ tuổi.
– Việc đi ngoài phân lỏng – thường là ba lần hoặc nhiều hơn một ngày – kéo dài ít nhất bốn tuần có thể là tình trạng đáng lo ngại.
– Tiêu chảy khó điều trị vì nó có thể có rất nhiều nguyên nhân. Đó có thể là kết quả của việc cơ thể không thể hấp thụ thức ăn như bệnh celiac và thức ăn có chứa gluten – hoặc một bệnh hoặc rối loạn, như hội chứng ruột kích thích (IBS) , bệnh Crohn hoặc viêm loét đại tràng. Nhiễm trùng – thường do virus hoặc ký sinh trùng cũng có thể là nguyên nhân.
Ngoài việc gây khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày, tiêu chảy mãn tính có thể là dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng hơn có thể cần can thiệp y tế và cần được đánh giá bởi chuyên gia y tế. Bạn nên đi khám để được chẩn đoán và điều trị chính xác.
Táo bón mãn tính thường được định nghĩa là đại tiện ít hơn ba lần một tuần trong ba tuần hoặc lâu hơn. Cũng có thể xảy ra trường hợp phân cứng và khó đi ngoài. Giống như tiêu chảy, nguyên nhân của táo bón mãn tính có thể khó chẩn đoán.
Điều trị tình trạng này có thể bắt đầu bằng các biện pháp không kê đơn. Chẳng hạn như thuốc làm mềm phân và bổ sung chất xơ, thêm nhiều chất lỏng hơn vào chế độ ăn (cụ thể là uống nhiều nước). Nếu những biện pháp đó không giúp giảm táo bón, có thể cần áp dụng một số bài tập thể dục để tăng cường nhu động ruột đẩy phân ra ngoài.
Bệnh trĩ rất phổ biến, với 75% những người trên 45 tuổi mắc bệnh này.
Trĩ là tình trạng có dấu hiệu đau, sưng các mạch máu trong ống hậu môn. Các triệu chứng bao gồm đau, ngứa và ra máu đỏ tươi sau khi đi ngoài.
– Táo bón và mang thai là những nguyên nhân chính.
– Hạn chế bằng việc tránh táo bón. Có thể bổ sung chất xơ và nhiều nước vào chế độ ăn uống của bạn. Bạn có thể thử dùng kem bôi trĩ, thuốc đạn hoặc tắm nước ấm để giảm đau và ngứa.
– Bạn có thể cảm thấy hơi xấu hổ khi nói về bệnh trĩ, nhưng đừng để điều đó ngăn cản bạn tìm kiếm sự trợ giúp từ bác sĩ.
Bệnh lý tiêu hóa là một trong những vấn đề thường gặp, gây khó chịu cho người bệnh. Có những bệnh gây triệu chứng không quá nặng và thoáng qua, người bệnh thường bỏ qua hoặc chịu đựng bất tiện. Tuy nhiên, cũng có những bệnh lý phức tạp. Trường hợp này, bệnh nhân không thể chủ quan và đi khám bác sớm nhất có thể.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh