✴️ 9 bí quyết giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt

1. Hạn chế tối đa ăn thực phẩm sống

Thực phẩm sống là một trong những tác nhân gây ra rối loạn tiêu hóa. Bởi khi tiêu thụ thực phẩm sống dạ dày cần làm việc vất vả hơn. Đó là còn chưa kể đến thực phẩm sống luôn kém an toàn hơn thực phẩm chín. Nhất là khi chưa được chế biến sạch sẽ. Tạo cơ hội cho vi khuẩn có hại xâm nhập vào dạ dày. Đối với dạ dày nhạy cảm có thể gây ra phản ứng tức thì của chứng rối loạn tiêu hóa như đau bụng, tiêu chảy.

Tập thói quen ăn đồ ăn chín để đảm bảo vệ sinh. Giúp bạn tránh được nguy cơ bị ngộ độc thức ăn hoặc rối loạn tiêu hóa.

2. Bổ sung probiotic hàng ngày

Sở dĩ nên bổ sung probiotic hàng ngày vì probiotic có tác dụng điều hòa nhu động ruột; ngăn ngừa tiêu chảy và táo bón; giúp duy trì và cân bằng lượng khuẩn có lợi và khuẩn gây hại trong đường ruột. Giúp giảm độc tố trong ruột, tăng cường hệ miễn dịch,…

Probiotic có trong một số thực phẩm như: chuối, bột yến mạch, mật ong, kim chi, pho mát,…

3. Đánh bay khó chịu dạ dày bằng một tách trà bạc hà

Các thành phần trong bạc hà, tinh dầu bạc hà đã được chứng minh là có thể làm giảm sự giảm co thắt dạ dày. Điều này có nghĩa là nó có thể làm dịu dạ dày của bạn, ngay cả khi bạn bị hội chứng ruột kích thích (IBS).

4. Mang theo một cuốn sách vào phòng tắm

Hầu hết chúng ta đang sống một cuộc sống với tốc độ hối hả. Nhưng bất kỳ ai cũng có thể tận dụng vài phút để thư giãn, nhất là khi vào phòng tắm. Hãy mang theo một cuốn sách và đọc đôi ba dòng giá trị. Chắc chắn bạn sẽ nhận ra nhiều điều thú vị. Nhưng đừng lạm dụng đọc nhiều sách báo khi đi tiêu nhé. Vì khi đó nó lại có tác dụng ngược khiến việc bài tiết của bạn gặp trục trặc.

5. Đầy hơi khi uống sữa, gặp bác sĩ kê thuốc tiêu hóa

Cơ thể chúng ta có nghĩa vụ phải sản xuất các enzym cần thiết để tiêu hóa thức ăn. Nhưng một số người lại không tạo đủ lượng enzym này. Đây là lý do tại sao bạn cảm thấy đầy hơi dù chỉ uống một ly sữa nhỏ. Nếu thường xuyên rơi vào tình trạng này, bạn có thể hỏi ý kiến bác sĩ để được kê thuốc enzyme tiêu hóa uống ngay trước khi ăn nhằm giảm thiểu rắc rối này.

Đầy hơi khi uống sữa, gặp bác sĩ kê thuốc tiêu hóa

6. Hãy thử uống nước ép nha đam

Nếu bạn muốn tránh đầy hơi và giảm khó chịu ở dạ dày, bạn cũng có thể uống một cốc nước ép nha đam. Các thành phần trong loại lá cây này nổi tiếng là chất chống viêm. Do đó có thể giảm các cơn đau từ chứng ruột kích thích, viêm đại tràng hay loét dạ dày. Nước nha đam cũng “khuyến khích” các enzym tiêu hóa như pepsin hoạt động mạnh để giúp bạn tiêu hóa thức ăn tốt hơn.

7. Tập thể dục

Tập thể dục thường xuyên sẽ giúp thức ăn di chuyển trong hệ thống tiêu hóa một cách dễ dàng và nhờ vậy mà làm giảm táo bón. Việc tập thể dục có tác dụng hỗ trợ tích cực trong việc duy trì một trọng lượng cơ thể khỏe mạnh và một cơ thể cân đối với cân nặng phù hợp là điều kiện rất quan trọng để duy trì sức khỏe cho hệ tiêu hóa của bạn.

8. Chú ý đến thời gian ăn bữa chính

Ba bữa ăn chính bao gồm bữa sáng, bữa trưa và bữa ăn tối. Các nhà khoa học nhấn mạnh rằng bạn không nên bỏ qua bất kỳ bữa ăn nào trong ba bữa này nếu muốn giữ cho hệ tiêu hóa nói riêng và cả cơ thể nói chung luôn khỏa mạnh.

Các nhà khoa học cũng khuyên bạn nên sắp xếp thời gian và không gian cho bữa ăn: ăn sáng sau 7 giờ, ăn trưa nên được thư giãn, tránh các chủ để căng thẳng và ăn tối sớm, không ăn tối các giờ ngủ ít hơn 2 giờ.

9. Ăn vừa đủ chất xơ

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, một chế độ ăn uống nhiều chất xơ và ngũ cốc nguyên hạt, rau xanh, trái cây có thể bảo vệ hệ tiêu hóa của bạn, giúp tránh xa những bệnh như táo bón, hỗ trợ điều trị bệnh trĩ.

Tuy nhiên, bạn nên nhớ cái gì nhiều quá cũng không tốt, mỗi ngày, nam giới nên tiêu thụ 30gr, nữ giới 21gr chất xơ.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top