Giardia hay sốt là một bệnh nhiễm ký sinh trùng của hệ thống tiêu hóa. Các triệu chứng bao gồm khó chịu ở bụng gây tiêu chảy nghiêm trọng, nhưng một số người không có triệu chứng.
Nguyên nhân mắc bệnh do ký sinh trùng gây ra nó là một sinh vật đơn bào, siêu nhỏ gọi là Giardia lamblia. Bệnh giardia xảy ra trên toàn thế giới, đặc biệt là ở những khu vực có điều kiện vệ sinh kém. Ở các nước đang phát triển tỉ lệ mắc bệnh dao động khoảng từ 20-30% dân số.
Không phải tất cả mọi người bị nhiễm giardia đều có triệu chứng, tuy nhiên, những người đang mắc bệnh vẫn có thể truyền bệnh sang những người lành khác. Các triệu chứng có thể xuất hiện từ 1-3 tuần sau khi bị nhiễm trùng bao gồm:
Sốt nhẹ
Phân lỏng, mềm hoặc táo bón.
Tiêu chảy có mùi hôi.
Mất nước, mệt mỏi
Đầy bụng, đau và chuột rút
Ợ hơi và hôi miệng kèm theo hơi thở có mùi hôi
Ợ nóng và khó tiêu
Chán ăn, buồn nôn, tụt cân.
Phân có kèm theo dịch nhầy nhưng không chứa máu.
Tiêu chảy có thể dẫn đến mất nước. Nếu mất nhiều nước có thể trở nên nghiêm trọng đặc biệt là đối với trẻ sơ sinh. Vì vậy cần phải bù nước kịp thời. Các triệu chứng thường cải thiện trong vòng 2-6 tuần. Thuốc và các can thiệp y tế khác có thể giúp tăng tốc độ phục hồi.
Có hai loại Giardia.
Giardia ở thể thức hoạt động hiện diện trong ruột của một người hoặc động vật bị nhiễm bệnh.
Dạng nang không hoạt động có thể tồn tại trong môi trường trong vài tháng.
Ký sinh trùng có thể rời khỏi cơ thể vật chủ ra ngoài môi trường theo đường phân. Bên ngoài môi trường, chúng tạo thành một lớp vỏ cứng có tác dụng bảo vệ và trở thành một nang Giardia. Nhiễm trùng thường lây lan khi người không mắc bệnh uống nước hoặc ăn các thực phẩm đã tiếp xúc với phân bị nhiễm bệnh.
Sự lây truyền có thể xảy ra theo những cách sau:
Chạm vào miệng sau khi tiếp xúc với bề mặt nơi có ký sinh trùng Giardia
Uống nước, bơi lội hoặc ăn thực phẩm đã bị nhiễm giardia
Vệ sinh tay kém.
Khi chăm sóc người bị nhiễm trùng giardia
Đi du lịch tới vùng đang có dịch giardia.
Bác sĩ sẽ yêu cầu thực hiện lấy mẫu phân để kiểm tra sự hiện diện của nang Giardia. Nếu kết quả không cho thấy nang giardia nhưng có các triệu chứng gợi ý giardia, bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện các xét nghiệm khác như nội soi.
Bác sĩ sẽ kê toa thuốc và tư vấn về liều lượng. Tác dụng phụ của các loại thuốc này rất hiếm, nhưng chúng có thể bao gồm:
Co giật, bồn chồn, ảo giác
Phát ban
Buồn nôn hoặc nôn
Nước tiểu sẫm màu hoặc đục
Buồn ngủ
Nếu không điều trị, giardia có thể trở nên mãn tính nhưng hiếm khi xảy ra. Tình trạng này có thể kéo dài trong nhiều năm, với những cơn tiêu chảy lặp đi lặp lại, thiếu hụt vitamin và gây mệt mỏi. Một người hồi phục mà không cần điều trị vẫn có thể là nguồn lây lan bệnh cho những người khác. Điều này phụ thuộc vào khả năng miễn dịch của mỗi người. Ở trẻ em, bệnh giardia có thể dẫn đến suy dinh dưỡng, tăng trưởng và phát triển nhận thức.
Các biến chứng khác bao gồm:
Rối loạn tiêu hóa
Mệt mỏi mãn tính
Vấn đề về mắt
Biến chứng cơ bắp
Triệu chứng dị ứng như nổi mề đay.
Một số báo cáo còn cho thấy nguy cơ của ung thư đối với nhiễm trùng Giardia, nhưng vẫn cần được nghiên cứu chính xác hơn
Cần lưu ý các dấu hiệu của bệnh giardia và thực hiện các biện pháp phòng ngừa nhất định:
Rửa tay: Rửa tay sau khi sử dụng đi vệ sinh, thay tả cho trẻ, trước khi ăn hoặc tiếp xúc với đất.
Nước uống: Cẩn thận với các nguồn nước ở sông hồ. Uống nước đun sôi để nguội hoặc nước đã được tiệt trùng.
Thực phẩm: Tránh ăn thực phẩm sống và thực phẩm rửa với nguồn nước không sạch.
Giardia là một bệnh ký sinh trùng phổ biến ảnh hưởng đến ruột phổ biến nhất ở các quốc gia có điều kiện vệ sinh kém
Phòng ngừa bằng cách chỉ dùng nước đã qua xử lý, đun sôi hoặc nước tinh khiết để uống và rửa thực phẩm, đặc biệt là khi đi dã ngoại hoặc các vùng đang có dịch Giardia.
Vệ sinh tay và môi trường sống tốt có thể ngăn ngừa được sự truyền nhiễm và lây lan của bệnh.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh