Bạn lo lắng liệu bệnh viêm gan B có nguy hiểm không? Đây là nỗi lo của rất nhiều người khi có người thân bị hoặc nghi ngờ bị lây nhiễm. Liệu nó có dẫn đến xơ gan, ung thư gan, suy gan…
1. Viêm gan B là như thế nào?
Viêm gan B là bệnh lý do siêu virus viêm gan B (Hepatitis B Virus – HBV) gây ra. Virus viêm gan B có thể sao chép trên tế bào gan người. Toàn bộ ADN của virus viêm gan B, có thể tích hợp vào ADN của gan người, thường thấy trong tế bào ung thư gan.
2. Kháng nguyên của virus HBV
Kháng nguyên bề mặt của virus viêm gan B có 3 thành phần: HbsAg, HbcAg và HbeAg.
2.1 Kháng nguyên bề mặt của virus HBV là HBsAg
Kháng nguyên HBsAg có trong huyết thanh. Kháng nguyên này xuất hiện sớm trong huyết thanh bệnh nhân. Giảm dần sau 2 – 3 tháng. Trường hợp kháng nguyên HBsAg dương tính tồn tại trên 4 tháng, là khi nguy cơ chuyển sang giai đoạn viêm gan B mạn tính.
Kháng thể tương ứng anti -Hbs xuất hiện trong cơ thể người bệnh sau khi virus HBV xâm nhập vào cơ thể từ 1 – 3 tháng. Thường là xuất hiện sau khi HBsAg hết trong huyết thanh bệnh nhân. Anti- HBs giúp chống lại sự tái nhiễm virus viêm gan B. Vì thế, đây là thành phần chính trong sử dụng bào chế vaccine phòng tránh viêm gan B.
2.2 Kháng nguyên lõi HbcAg
Kháng nguyên này không tìm thấy trong huyết thanh bệnh nhân. Mà nó được tìm thấy trong nhân tế bào gan. HBcAg có tác dụng kích thích cơ thể tạo kháng thể tương ứng là Anti – HBc. Kháng thể này có trong huyết thanh người bệnh khá sớm, tồn tại lâu trong cơ thể.
2.3 Kháng nguyên HBeAg
Kháng nguyên HBeAg xuất hiện sớm trong huyết thanh ở thời kỳ ủ bệnh. Kháng nguyên này tồn tại kéo dài trong huyết thanh, cảnh báo nguy cơ diễn biến thành viêm gan B mạn tính. Kháng nguyên HBeAg này kích thích tạo nên kháng thể anti-HBe trong huyết thanh người bệnh.
3. Viêm gan B lây nhiễm theo con đường nào?
Viêm gan B lây nhiễm qua máu dịch người bệnh. Trong mô và dịch tiết người bệnh thì có virus. Tuy nhiên hàm lượng thấp hơn. Có thể có những con đường phổ biến lây nhiễm bệnh như:
– Lây nhiễm qua bơm kim tiêm, kim châm cứu, kim phun xăm… những vật dụng chứa máu của người bệnh.
– Những người nghiện thuốc, tiêm chích ma túy chung bơm kim tiêm.
– Phơi nhiễm với máu dịch bệnh nhân do nghề nghiệp như nhân viên y tế. Đặc biệt là những NVYT khu cấp cứu, hồi sức, phòng phẫu thuật, khoa truyền nhiễm….
– Những người có nguy cơ cao khác tiếp xúc với máu dịch người bệnh như nhân viên phun xăm, trị mụn, công an…
– Quan hệ tình dục không sử dụng biện pháp bảo vệ với nhiều đối tượng. Đặc biệt là những đối tượng có nguy cơ cao như gái mại dâm, trai bao…
– Lây nhiễm viêm gan B có thể từ mẹ sang con trong giai đoạn bào thai. Có thể từ trong bụng mẹ hoặc giai đoạn sau, khi trẻ đã lớn. Trẻ lúc bé không bị lây nhiễm viêm gan B, nhưng khi lớn có thể bị lây nhiễm viêm gan B từ mẹ.
4. Sự tồn tại của virus viêm gan B ngoài môi trường
Như đã nói ở trên, bệnh này do virus viêm gan B gây ra. Virus này mặc dù đường kính chỉ 42 nm. Nhưng lớp vỏ bảo vệ nó bên ngoài rất chắc. Nó có thể sống ngoài tự nhiên rất lâu mà không bị biến đổi.
4.1 Tồn tại ở môi trường khắc nghiệt
– Ở môi trường lạnh tới – 200°C tới 15 năm cũng không thể làm thay đổi cấu trúc của HBV.
– Nhiệt độ -800°C, Virus có thể tồn tại tới gần 2 năm.
– Với điều kiện nhiệt độ phòng bình thường, virus này có thể sống tốt trong 6 tháng.
– Khi bị làm khô từ 3 – 4 tuần, thì virus này vẫn giữ nguyên được khả năng tàn phá gan khi xâm nhập vào cơ thể.
4.2 Tiêu diệt virus viêm gan B
– Virus này bị tiêu diệt ở nhiệt độ đun sôi 100°C trong 1 – 5 phút.
– Có một số hóa chất có thể diệt được virus viêm gan B như: glutaraldehyd, chloroform hoặc formalin. Một số biện pháp như chiếu đèn tia cực tím, ether, cồn… thì không đủ mạnh để diệt được virus viêm gan B.
5. Bệnh viêm gan B có nguy hiểm không?
Bệnh viêm gan B xuất hiện ở khắp thế giới. Theo thống kê, có tới 350 triệu người mang HBsAg trong cơ thể. Ước chừng có khoảng 300 triệu người chuyển sang giai đoạn mạn tính. Có tới khoảng 250 triệu người chết vì căn bệnh này. Bệnh nhân mắc viêm gan B và người lành mang HBsAg đều là nguồn lây nhiễm.
Tại Việt Nam, khoảng 15 – 20% dân số mắc virus viêm gan B. Trong đó, có khoảng 10% số người có nguy cơ phát triển thành viêm gan B mạn tính.
Viêm gan B mạn tính, có thể gây xơ gan, ung thư gan, suy gan và nhiều bệnh lý kèm theo khác. Khi uống rượu bia nhiều, đặc biệt là những loại rượu không rõ nguồn gốc, rượu pha cồn công nghiệp… càng đẩy nhanh quá trình xơ gan.
5.1 Giai đoạn ban đầu mờ nhạt
Giai đoạn đầu, virus xâm nhập vào cơ thể chuyển sang giai đoạn cấp tính. Nhiều bệnh nhân không hề có triệu chứng gì hoặc triệu chứng rất mờ nhạt. Khiến bệnh nhân chủ quan, làm tình trạng virus nhân lên nhanh chóng trong cơ thể.
Có tới 50% bệnh nhân không hề có triệu chứng gì trong giai đoạn ủ bệnh. Chỉ có khoảng 40% bệnh nhân có triệu chứng mệt mỏi, đau nhức người, cơ thể khó chịu. Sau đó một thời gian ngắn thì những triệu chứng này giảm đi, khiến người bệnh nghĩ mình bị cảm cúm hoặc bệnh lý nào khác chứ không phải viêm gan B. Sau đó, bệnh nhân cảm thấy khỏe hơn, tuy nhiên da bắt đầu có triệu chứng vàng.
5.2 Giai đoạn viêm gan B mạn tính
Giai đoạn này có thể kéo dài 15- 35 năm. Giai đoạn này, virus tiến triển âm thầm. Người bệnh không hề có bất cứ triệu chứng lạ nào khác. Khi virus chuyển từ trạng thái ngủ sang trạng thái hoạt động, tấn công quá mạnh, hệ miễn dịch của cơ thể không thể chống lại nó. Lúc này lượng virus nhân lên quá mạnh, khả năng khỏi bệnh hầu như bằng không. Bệnh nhân bắt đầu có những triệu chứng chuyển sang giai đoạn xơ gan, ung thư gan.
Như vậy, điều thắc mắc liệu bệnh viêm gan B có nguy hiểm không đã được giải đáp chi tiết ở bài viết trên. Viêm gan B có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như xơ gan, ung thư gan… Tuy nhiên nếu thay đổi cách sống, theo dõi bệnh lý thường xuyên cùng bác sĩ chuyên khoa và điều trị đúng phác đồ, rất có thể bạn sẽ được giải thoát khỏi loại virus nguy hiểm này.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh