Viêm gan siêu vi C âm thầm gây hại cho gan, dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Để giải đáp cho câu hỏi “bệnh viêm gan C có lây không”, mời bạn đọc cùng tìm hiểu bài viết dưới đây.
1. Nguyên nhân gây bệnh viêm gan C
Viêm gan C bắt nguồn từ virus siêu vi viêm gan C, tiếng Anh là Hepatitis C virus (HCV). Loại virus mạch đơn này có khả năng xâm nhập thẳng vào cơ thể qua đường máu. HCV tấn công trực tiếp đến tế bào gan, gây viêm gan cấp và mạn tính, xơ gan, suy gan, thậm chí ung thư gan. Viêm gan C được coi là một trong những bệnh viêm gan siêu vi nguy hiểm hàng đầu.
2. Bệnh viêm gan C có lây không và con đường lây lan của bệnh
Viêm gan C là bệnh truyền nhiễm, có khả năng lây truyền nhanh chóng qua nhiều con đường. Hiện nay có khoảng hơn 170 triệu người nhiễm HCV trên toàn cầu. Con số này tại Việt Nam là khoảng 5 triệu người và không ngừng gia tăng mỗi năm.
Cụ thể, những con đường lây nhiễm chính của virus viêm gan C là:
2.1. Bệnh viêm gan C có lây không – Lây truyền qua đường máu
Virus viêm gan C có trong máu của người bệnh. Các hình thức lây nhiễm qua đường máu phổ biến nhất gồm:
– Người lành có vết thương hở tiếp xúc với HCV.
– Dùng chung bơm kim tiêm, đồ dùng sinh hoạt cá nhân (như bàn chải đánh răng, dao cạo râu, bấm móng tay,…) với người bệnh.
– Dụng cụ y tế, dụng cụ xăm hình, xỏ khuyên, châm cứu không được vệ sinh sạch khuẩn, làm lây nhiễm chéo bệnh.
– Không thực hiện sàng lọc khi truyền và nhận máu.
2.2. Lây truyền qua đường tình dục
HCV không chỉ tồn tại trong máu mà còn xuất hiện trong tinh dịch hoặc dịch tiết âm đạo của người bệnh. Viêm gan C có thể lây truyền nếu quan hệ tình dục không an toàn, bị trầy xước vùng kín khi quan hệ.
Virus viêm gan C có thể lây truyền khi quan hệ tình dục bằng miệng với người nhiễm virus. Quan hệ tình dục khác giới hay đồng giới đều có thể làm lây nhiễm HCV nếu không đảm bảo an toàn.
2.3. Bệnh viêm gan C có lây không – Đường từ mẹ sang con
Trong quá trình sinh đẻ, virus viêm gan C trong máu của người mẹ có thể tấn công trẻ sơ sinh qua màng nhau thai. HCV sẽ lây truyền từ mẹ sang con khi màng nhau thai bị bong tróc.
Viêm gan C không lây qua đường sữa mẹ, song vết xước trên đầu vú có thể làm lây truyền virus từ mẹ sang trẻ. Do đó, các chuyên gia y tế khuyến cáo người mẹ mắc viêm gan C nên hạn chế cho con bú trực tiếp. Thay vào đó, người mẹ nên vắt sữa ra bình dự trữ vào bảo quản tiệt trùng đúng cách.
3. Những người dễ mắc viêm gan C
Từ con đường lây truyền của viêm gan C, có thể thấy những đối tượng dễ mắc HCV bao gồm:
– Tiếp xúc thường xuyên với các mẫu bệnh phẩm chứa HCV như: bác sĩ, nhân viên y tế,…
– Dùng chung bơm kim tiêm giữa những người tiêm chích ma túy.
– Dùng chung các dụng cụ sinh hoạt cá nhân như: bàn chải đánh răng, bấm móng, dao cạo râu,…
– Sinh hoạt tình dục không an toàn, không chung thủy, không dùng biện pháp bảo vệ như bao cao su.
– Trẻ sơ sinh có mẹ nhiễm virus viêm gan C.
4. Bệnh viêm gan C gây ra biến chứng gì?
Bên cạnh thắc mắc bệnh viêm gan C có lây không, nhiều người cũng muốn tìm hiểu về mức độ nguy hiểm của bệnh. Viêm gan C được mệnh danh là “kẻ giết người thầm lặng” vì nó tàn phá gan trong âm thầm, không có dấu hiệu cảnh báo. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, viêm gan C có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm, đe dọa tính mạng người bệnh.
– Biến chứng xơ gan: Tế bào gan bị tấn công trong thời gian dài sẽ khiến tế bào Kupffer trong gan hoạt động quá tải. Điều này giải phóng các chất gây viêm làm tổn thương và hủy hoại tế bào gan. Các mô sẹo hình thành từ những tế bào gan bị thoái hóa, không có khả năng phục hồi dẫn đến xơ gan.
– Biến chứng suy gan: Xơ gan nếu không được chữa trị kịp thời, tích cực sẽ làm suy giảm chức năng gan. Lúc này, gan không còn đảm nhiệm tốt các vai trò, trong đó có lọc thải độc tố cơ thể, khiến sức khỏe người bệnh bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
– Biến chứng ung thư gan: Nguy cơ ung thư gan ở người mắc viêm gan C cao gấp 12 lần so với người bình thường. Đây là biến chứng nguy hiểm nhất của viêm gan C, có nguy cơ tử vong cao.
– Biến chứng khác: Tê ngứa, đau khớp, đái tháo đường, tổn thương dây thần kinh,…
5. Cách phòng tránh viêm gan C
– Không dùng chung bơm kim tiêm hay đồ sinh hoạt cá nhân.
– Quan hệ tình dục thủy chung, an toàn, sử dụng các biện pháp bảo vệ hợp lý.
– Thai phụ nhiễm virus viêm gan C cần thăm khám theo dõi định kỳ, dự phòng lây nhiễm virus cho thai nhi.
– Giảm gánh nặng cho gan bằng cách: bổ sung rau xanh, trái cây tươi; hạn chế thực phẩm nhiều dầu mỡ, có chất bảo quản; tránh uống rượu bia; không hút thuốc lá;…
– Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên để tăng cường sức khỏe, đề kháng tốt với các tác nhân gây bệnh.
Bài viết đã giải đáp câu hỏi bệnh viêm gan C có lây không và chỉ rõ những con đường lây nhiễm của bệnh. Đây là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, mỗi người cần có ý thức phòng tránh cho bản thân và cộng đồng.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh