✴️ Dấu hiệu men gan cao là gì? Có nguy hiểm không?

Nội dung

1. Men gan cao là bệnh gì?

Gan là cơ quan nội tạng lớn nhất của cơ thể, nằm bên dưới cơ hoành ở phía bên phải của bụng. Chức năng của gan bao gồm:

– Sản xuất chất giúp đông máu.

– Sản xuất protein.

– Sản xuất mật để tiêu hóa chất béo và hấp thụ vitamin.

– Lưu trữ vitamin, khoáng chất để ngăn sự thiếu hụt năng lượng.

– Loại bỏ vi khuẩn khỏi máu, giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng.

– Loại bỏ khả năng gây độc của một số loại thuốc.

– Chuyển hóa dinh dưỡng từ thức ăn thành năng lượng cung cấp cho cơ thể hoạt động.

Men gan tăng cao thường là dấu hiệu của tình trạng viêm hoặc tổn thương các tế bào trong gan. Các tế bào gan bị viêm hoặc bị thương sẽ rò rỉ một lượng hóa chất nhất định, làm tăng men gan khi xét nghiệm máu.

Các loại men gan thường thấy là:

– Alanine transaminase (ALT).

– Gamma GT (GGT).

– Aspartate transaminase (AST).

– Alkaline phosphatase (ALP).

Men gan tăng cao thường được phát hiện thông qua xét nghiệm máu, thăm khám sức khỏe định kỳ.

 

2. Nguyên nhân làm men gan tăng cao

Có rất nhiều yếu tố, bệnh lý, tình trạng có thể dẫn đến tăng men gan. Các bác sĩ thường xác định nguyên nhân bằng cách xem xét các loại thuốc bệnh nhân đã uống, các dấu hiệu và triệu chứng.

Các nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng tăng men gan bao gồm:

– Thuốc giảm đau không kê đơn, đặc biệt là acetaminophen.

– Một số loại thuốc theo toa, bao gồm cả thuốc statin được sử dụng để kiểm soát cholesterol.

– Lạm dụng rượu bia.

– Suy tim.

– Viêm gan: A, B, C.

– Bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu và do rượu.

– Béo phì, thừa cân.

– Nhiễm trùng Cytomegalovirus.

– Tổn thương ruột non do gluten.

– Thừa sắt.

– Viêm đa cơ.

– Nhiễm trùng huyết.

– Rối loạn tuyến giáp.

Một số người men gan tăng cao không có dấu hiệu và triệu chứng gì

 

3. Dấu hiệu men gan cao

3.1. Các dấu hiệu men gan cao điển hình

Một số người men gan tăng cao không có dấu hiệu và triệu chứng gì. Chỉ đến khi thăm khám sức khỏe định kỳ mới phát hiện ra bệnh. Tuy nhiên, một số triệu chứng người bệnh thường gặp phải, không nên chủ quan có thể kể tên:

– Mệt mỏi.

– Sốt.

– Buồn nôn và ói mửa.

– Đau và đau vùng bụng trên bên phải.

– Thay đổi tinh thần tiêu cực.

– Nổi mề đay, ngứa ngáy.

– Chán ăn, bỏ ăn.

– Buồn nôn hoặc nôn mửa.

– Suy nhược hoặc cảm thấy rất mệt mỏi, uể oải, thiếu năng lượng.

– Vàng mắt hoặc vàng da bất thường.

– Nước tiểu sậm màu.

– Phân sáng màu.

– Sưng bụng (ít gặp hơn).

Bác sĩ có thể yêu cầu xét nghiệm thêm nếu bệnh nhân thuộc một trong các trường hợp:

– Uống rượu nhiều.

– Có người nhà bị bệnh gan.

– Rất thừa cân, đặc biệt nếu bạn bị tiểu đường hoặc huyết áp cao.

– Dùng thuốc có thể gây hại cho gan của bạn.

– Có bệnh hoặc thiếu máu.

 

3.2. Các xét nghiệm khẳng định dấu hiệu men gan cao

Xét nghiệm gan cũng có thể giúp bác sĩ của bạn biết liệu bệnh có đang trở nên tồi tệ hơn hay việc điều trị có hiệu quả hay không. Một số xét nghiệm để khẳng định nồng độ men gan cao bao gồm:

– Xét nghiệm ALT: ALT là một loại enzym giúp phân hủy protein và được tìm thấy chủ yếu trong gan. Nồng độ ALT cao trong máu có thể là bạn bị tổn thương gan.

– Xét nghiệm ALP: ALP là một loại enzym trong gan, đường mật và xương. Nồng độ ALP cao nếu cơ thể bị tổn thương, bệnh gan, ống mật bị tắc hoặc bệnh xương.

– Kiểm tra albumin và protein toàn phần. Gan tạo ra hai loại protein chính: albumin và globulin. Mức độ 2 loại thấp có thể có thể cảnh báo bệnh về gàn.

– Xét nghiệm AST: AST là một loại enzym khác trong gan. Nồng độ AST trong máu cao có thể là dấu hiệu của tổn thương gan.

– Thử nghiệm Bilirubin: Cơ thể tạo ra bilirubin khi nó phá vỡ các tế bào hồng cầu. Nếu có nồng độ cao trong máu, cơ thể sẽ gặp tình trạng vàng da, nguy cơ tổn thương gan.

– Xét nghiệm GGT: Mức độ cao của men GGT có thể chỉ ra tổn thương gan hoặc ống mật.

– Xét nghiệm LD: LD là một loại enzym khác tăng cao khi tổn thương gan, nhưng các tình trạng khác cũng có thể làm tăng mức độ của nó.

– Xét nghiệm PT: Xét nghiệm này đo thời gian máu đông lại. Nếu diễn ra trong thời gian dài, đó có thể là dấu hiệu của tổn thương gan.

Xét nghiệm gan cũng có thể giúp bác sĩ của bạn biết liệu bệnh có đang trở nên tồi tệ hơn không

 

4. Men gan cao có nguy hiểm không?

Tình trạng men gan tăng cao nếu không được chẩn đoán sớm, can thiệp kịp thời thì về lâu dài sẽ để lại nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe như:

– Gây ra biến chứng suy gan, xơ gan, nguy cơ ung thư gan tăng cao.

– Tuổi thọ bị ảnh hưởng: Khi men gan tăng, chỉ số AST tăng làm gia tăng 20-30% nguy cơ tử vong, chỉ số ALT tăng làm gia tăng gấp đôi nguy cơ này.

– Dẫn đến các bệnh lý nghiêm trọng hơn như viêm túi mật, viêm gan, viêm thận mãn, nhồi máu cơ tim…

– Nếu men gan tăng do các bệnh lý cấp tính sẽ kéo theo những vấn đề bất ổn như rối loạn tiêu hóa, buồn nôn, đau bụng, nổi mề đay… Vì đây là những triệu chứng gặp trong các bệnh thông thường nên chúng ta rất dễ lơ là cảnh giác.

Do đó mọi người cần chủ động thăm khám sức khỏe định kỳ tại các cơ sở y tế uy tín nhằm phát hiện sớm bệnh và điều trị kịp thời.

 

5. Cách phòng tránh nguy cơ men gan tăng cao

Có nhiều cách phòng tránh và hạ men gan tăng cao rất đơn giản mà mỗi người có thể tự áp dụng để bảo vệ lá gan của mình.

– Tập thể dục thường xuyên giúp cải thiện sức khỏe của gan hoặc hỗ trợ điều trị bệnh gan.

– Giảm cân phòng tránh mắc bệnh gan nhiễm mỡ, xơ gan, cải thiện độ nhạy insulin và giảm viêm.

– Bổ sung axit folic bằng cách ăn các loại thực phẩm: gan bò, rau chân vịt, măng tây, bắp cải, xà lách, quả bơ…

– Duy trì chế độ ăn nhiều rau hơn, ít đạm động vật, tăng thực phẩm giàu kali, vitamin B6 và axit folic.

– Tránh ăn thịt nấu chưa chín nhiễm virus gây viêm gan.

– Tránh thực phẩm chế biến sẵn, chiên rán, nhiều đường, chất béo và muối.

– Giảm cholesterol cao bằng cách giảm thịt và chất béo bão hòa, tránh chất béo chuyển hóa, tăng cường chất xơ, tăng lượng của omega-3 axit béo.

– Tránh uống rượu, hút thuốc và các chất độc từ môi trường.

Trên đây là các dấu hiệu viêm gan cao và cách phòng tránh tình trạng này. Hãy chú ý xét nghiệm men gan định kỳ để kiểm soát tốt nhất sức khỏe lá gan của bạn.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top