Triệu chứng của nhiễm trùng đường tiết niệu ở người cao tuổi

Những triệu chứng điển hình của nhiễm trùng đường tiết niệu là cảm giác bỏng rát và đi tiểu nhiều lần. Nhưng ở người cao tuổi thường các triệu chứng không điển hình. Thay vào đó, đặc biệt là những người có bệnh mất trí nhớ, có thể gặp các triệu chứng thay đổi hành vi như lẫn lộn.

Những điều cần biết về nhiễm trùng đường tiết niệu/ đường tiểu

Hệ tiết niệu bao gồm: niệu đạo (dẫn nước tiểu tử bàng quang ra ngoài), niệu quản, bàng quang và thận. Khi vi khuẩn đi vào niệu đạo mà hệ miễn dịch của cơ thể không đánh bại được chúng, chúng có thể xâm nhập vào bàng quang, niệu quản và thận, gây ra nhiễm trùng đường tiết niệu.

Phụ nữ mắc nhiều gấp 4 lần nam giới do niệu đạo của họ ngắn hơn. Nguy cơ nhiễm trùng đưởng tiết niệu tăng theo tuổi. Hơn 1/3 các trường hợp nhiễm trùng ở viện dưỡng lão là nhiễm trùng đường tiểu. Hơn 10% phụ nữ trên 65 tuổi mắc. Tỉ lệ này tăng thêm 3% ở nhóm phụ nữ trên 85 tuổi. Nam giới cũng có xu hướng mắc bệnh tăng theo tuổi.

 

Triệu chứng của nhiễm trùng đường tiết niệu ở người già

Có thể do đáp ứng miễn dịch chậm hơn nên những triệu chứng của bệnh thường không điển hình như:

  • Cảm giác nóng rát niệu đạo khi đi tiểu
  • Đau vùng khung chậu
  • Đi tiểu nhiều lần
  • Đái giắt
  • Sốt kèm theo rét run
  • Nước tiểu có mùi hôi

Những bệnh đi kèm của tuổi già như bệnh mất trí nhớ, Alzheimer làm họ không thể kể cho bạn dù họ có các triệu chứng điển hình. Các triệu chứng như lẫn lộn có thể mơ hồ hay tương tự các bệnh khác.

Các triệu chứng không điển hình của bệnh có thể là:

  • Tiểu không tự chủ
  • Bí tiểu
  • Lo lắng
  • Chán ăn
  • Giảm linh hoạt
  • Hôn mê

Nếu nhiễm trùng lan lên thận, các triệu chứng có thể nặng hơn như:

  • Sốt
  • Kích ứng da
  • Đau lưng
  • Nôn
  • Buồn nôn

 

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân chính gây ra nhiễm trùng đường tiết niệu là vi khuẩn, đặc biệt là E. Coli, chúng cũng có thể lan truyền từ các cơ quan khác đến. Những người già phải đặt thông tiểu hay sống ở viện dưỡng lão thì các vi khuẩn thường gặp là tụ cầu và liên cầu.

Yếu tố nguy cơ gây nhiễm trùng đường tiểu ở người già: bí tiểu và bàng quang, bệnh thần kinh, tiểu đường, Alzheimer, Parkinson làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Quần lót không được thay giặt thường xuyên cũng là yếu tố thuận lợi cho nhiễm trùng.

Một vài yếu tố nguy cơ khác như:

  • Tiền sử nhiễm khuẩn tiết niệu trước đó
  • Bệnh mất trí nhớ
  • Đặt ống thông tiểu
  • Tiểu không tự chủ
  • Đại tiện không tự chủ
  • Sa bàng quang

Ở nữ giới

Nữ giới có nguy cơ bị bệnh do thiếu Estrogen. Estrogen có thể bảo vệ âm đạo và niệu đạo khỏi sự phát triển quá mức của vi khuẩn E. Coli. Khi Estrogen tụt giảm vào thời kì mãn kinh, E. Coli phát triển rầm rộ và gây bệnh.

Ở nam giới

Các yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng mắc bệnh như:

  • Sỏi bàng quang
  • Sỏi thận
  • Phì đại tiền liệt tuyến
  • Viêm tiền liệt tuyến mạn tính
  • Đặt ống thông tiểu

 

Chẩn đoán nhiễm trùng đường tiểu ở người già

Các triệu chứng thường mơ hồ, không điển hình gây khó khăn cho việc chẩn đoán. Nếu bác sĩ nghi ngờ bạn bị bệnh, bạn sẽ được làm xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu, hoặc nuôi cấy nước tiểu để tìm vi khuẩn gây bệnh và làm kháng sinh đồ.

Một vài test nhanh có thể làm ở nhà như tìm Nitrat, bạch cầu trong nước tiểu. Tuy nhiên, vì lượng vi khuẩn xuất hiện trong nước tiểu khác nhau nên test này không phải bao giờ cũng chính xác. Hãy gọi cho bác sĩ nếu bạn có kết quả test nhanh dương tính.

 

Điều trị nhiễm trùng đường tiểu ở người già

Kháng sinh được sử dụng để điều trị cho cả nhiễm trùng đường tiểu ở người trẻ như là Amoxicillin, Nitrofurantoin. Nếu nặng hơn, bác sĩ có thể kê cho bạn kháng sinh phổ rộng như Ciprofloxacin hoặc Levofloxacin.

Bạn nên uống kháng sinh ngay khi có thể và sử dụng trong suốt quá trình điều trị. Nhiễm trùng có thể được đẩy lùi trong vòng một vài ngày. Nếu ngừng điều trị sớm, thậm trí những triệu chứng vẫn chưa hết mà còn làm tăng nguy cơ tái lại và kháng kháng sinh.

Uống nhiều nước có thể giúp đẩy những vi khuẩn còn lại ra ngoài.

Những người bị mắc bệnh trên 2 lần trong 6 tháng hoặc trên 3 lần trong 12 tháng có thể cần uống kháng sinh dự phòng.

Những người già khỏe mạnh thường sử dụng các thuốc giảm đau như Acetaminophen, Ibuprofen để làm giảm cảm giác bỏng rát khi đi tiểu. Chườm ấm có thể làm giảm đau lưng và vùng khung chậu. Những người già có các bệnh lí khác kèm theo không nên tự điều trị ở nhà.

 

Phòng bệnh

Bạn có thể thực hiện các bước sau để phòng ngừa nhiễm trùng đường tiểu:

  • Uống nhiều nước
  • Thường xuyên thay đồ lót
  • Tránh sử dụng các chất gây kích thích bàng quang như cà phê và rượu
  • Giữ vệ sinh cơ quan sinh dục
  • Không thụt rửa
  • Đi tiểu ngay khi có nhu cầu

Chăm sóc cho những người nằm lâu và không có khả năng tự chăm sóc là chìa khóa then chốt để phòng ngừa nhiễm trùng đường tiểu. Giúp họ giữ vệ sinh cá nhân, đảm bảo sạch sẽ và khô ráo. Nâng cao nhận thức của người già về các triệu chứng của bệnh.

Nhiễm trùng đường tiểu có thể gây lẫn lộn và các triệu chứng khác của bệnh mất trí nhớ ở người già. Phòng bệnh và phát hiện sớm các triệu chứng của bệnh để được điều trị sớm.

Kháng sinh có thể chữa khỏi bệnh. Nếu không được điều trị, nhiễm trùng có thể lan tới thận và vào máu, đe dọa tính mạng. Nhiễm trùng nặng cần được nhập viện và truyền kháng sinh.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top