✴️ Trĩ nội cấp độ 1 và cách điều trị hiệu quả

Nội dung

Trĩ nội cấp độ 1 là giai đoạn khởi phát bệnh trĩ. Búi trĩ vừa hình thành, còn nhỏ và không có dấu hiệu bị sa ra ngoài. Tuy nhiên, bệnh cần được chú ý điều trị từ sớm chứ không nên chủ quan để vậy. Trĩ chuyển sang cấp độ nặng hơn sẽ gây nhiều bất tiện và các biến chứng nghiêm trọng.

 

1. Trĩ nội cấp độ 1 có triệu chứng gì?

Trĩ nội độ 1 có những triệu chứng không quá rõ ràng. Nhiều người sẽ không nhận biết mình bị trĩ vì chủ quan. Nếu để ý kỹ, người bệnh trĩ độ 1 sẽ có một trong những dấu hiệu như:

– Cảm giác hơi ngứa vùng hậu môn

– Táo bón nhưng không thường xuyên

– Đi vệ sinh có chảy 1 ít máu nhưng lượng rất ít, chú ý quan sát ở giấy vệ sinh

– Nếu nặng hơn có thể bị chảy máu nhỏ giọt hoặc kèm tia

Trĩ nội cấp độ 1 có những triệu chứng nhẹ như ngứa hậu môn, táo bón không thường xuyên...

Trĩ nội cấp độ 1 có những triệu chứng nhẹ như ngứa hậu môn, táo bón không thường xuyên…

 

2. Trĩ nội cấp độ 1 có nguy hiểm không?

Trĩ độ 1 đang là giai đoạn sớm, dễ điều trị và ít biến chứng nhất. Nếu phát hiện kịp thời và tuân thủ theo phác đồ điều trị hiệu quả thì sẽ chặn đứng được trĩ và không có nguy cơ tái  phát. Tuy nhiên nếu chủ quan, để trĩ tự phát triển mà không điều trị, lưu ý ăn uống thì sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Trĩ bị sa búi ra ngoài, hoại tử đau rát khó chịu, thiếu máu do bị mất máu quá nhiều, nứt kẽ và có thể vùng hậu môn bị mất chức năng. Khi đó, điều trị rất khó khăn, đau đớn và tốn kém.

Giai đoạn đầu không gây nguy hiểm gì cho người bệnh, tuy nhiên nếu triệu chứng rõ ràng thì người bệnh cần can thiệp điều trị sớm. Kéo dài tình trạng trĩ về trước mắt sẽ khiến người bệnh khó chịu, bất tiện trong cuộc sống. Người bệnh có thể cảm thấy ăn không ngon, ngủ không yên, mất tự tin, mệt mỏi nhiều hơn. Chỉ khi điều trị sỏi, người bệnh mới có thể duy trì cuộc sống vui vẻ và năng động trở lại.

Trĩ nội cấp độ 1 chỉ gây khó chịu, ngứa ngáy chứ chưa nguy hiểm

Trĩ nội cấp độ 1 chỉ gây khó chịu, ngứa ngáy chứ chưa nguy hiểm

 

3. Cách điều trị trĩ nội cấp độ 1

3.1. Dùng thuốc

Tùy vào triệu chứng cụ thể, một số loại thuốc có thể được sử dụng trong quá trình điều trị trĩ nội độ 1 là:

– Thuốc có tác dụng làm tăng cường sức bền thành tĩnh mạch, từ đó giúp làm co búi trĩ

– Thuốc giúp nhuận tràng

– Thuốc cầm máu trĩ

Người bệnh lưu ý cần sử dụng thuốc theo  hướng dẫn từ bác sĩ chuyên khoa. Tất cả các loại thuốc trong bài viết đều mang tính chất tham khảo. Mỗi trường hợp bệnh sẽ được sử dụng các loại thuốc phù hợp tình trạng.

3.2. Thay đổi lối sống, ăn uống và sinh hoạt

Điều trị trĩ độ 1 là sự kết hợp giữa thuốc và lối sống, ăn uống. Nếu chỉ dùng thuốc thôi thì không điều trị được dứt điểm bệnh.

Chế độ ăn uống

Một chế độ dinh dưỡng hợp lý, dễ tiêu hóa, lành mạnh là bí kíp vàng để đẩy lùi bệnh trĩ. Đồng thời, sức khỏe hệ tiêu hóa và cả cơ thể đều tốt hơn nếu người bệnh duy trì được chế độ lâu dài.

– Uống thật nhiều nước là điều bệnh nhân mắc trĩ không thể quên. Ngoài nước lọc, có thể bổ sung nước ép hoa quả, trái cây tự nhiên. Nước có tác dụng làm mềm  phân, giúp hệ tiêu hóa hoạt động ổn định hơn. Từ đó giảm áp lực cho vùng hậu môn – trực tràng.

– Sử dụng thực phẩm dễ nuốt, dễ tiêu hóa như cháo, đồ lỏng, bổ sung rau khoai lang, rau mùng tơi khi bị táo bón

– Không bỏ quên chất xơ: Có nhiều trong ngũ cốc xay, cam quýt… Chất xơ có tác dụng làm mềm phân, giữ nước cho cơ thể, hỗ trợ tốt cho tiêu hóa.

– Một số thực phẩm tự nhiên rất tốt cho tiêu hóa cần được bổ sung hằng ngày như: diếp cá, rau lang, khoai lang, chuối, măng… Thay vì dùng thực phẩm chức năng, hãy sử dụng những thực phẩm này hằng ngày trong thực đơn.

– Không nên sử dụng dầu ăn động vật… thay vì đó có thể sử dụng dầu o liu, dầu lanh… Những thực phẩm này không chỉ tốt cho hệ tiêu hóa mà còn nâng cao sức khỏe toàn diện.

– Nên tránh xa các đồ chiên rán, đồ hộp hay đồ ăn nhanh. Những chất kích thích như rượu bia, thuốc lá… cũng hạn chế hết mức có thể.

Điều trị trĩ nội cấp độ 1 cần chú ý ăn uống và sinh hoạt hợp lý

Điều trị trĩ nội cấp độ 1 cần chú ý ăn uống và sinh hoạt hợp lý

Chế độ vận động

– Ngoài ăn uống, muốn chấm dứt bệnh trĩ thì người bệnh không thể quên áp dụng một chế độ vận động hợp lý. Ít nhất mỗi ngày nên có 30 phút để luyện tập các bài tập nhẹ nhàng. Sức khỏe hệ tiêu hóa nói riêng và toàn cơ thể nói chung sẽ được cải thiện đáng kể nếu người bệnh chịu khó rèn luyện.

– Nên cố gắng cải thiện việc đi vệ sinh không đúng giờ. Giờ đi vệ sinh chuẩn xác nhất là vào buổi sáng. Hãy cố gắng hình thành thói quen đi đúng giờ nhất định trong ngày. Không nhịn đi vệ sinh. Thói quen nhịn đi đại tiện sẽ khiến vùng hậu môn bị mất dần chức năng, khiến tình trạng táo bón thêm trầm trọng.

– Đi lại nhẹ nhàng trong giờ làm cũng giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa, giảm áp lực cho vùng hậu môn. Đừng quên nghỉ ngơi điều độ và tránh ngồi lâu. Nhất là đối với những người lái xe đường dài và nhân viên văn phòng.

– Sinh hoạt, ngủ nghỉ đúng giờ và luôn giữ tâm trạng vui vẻ cũng rất tốt cho người bệnh trĩ.

– Sinh hoạt vợ chồng cần điều độ và lành mạnh. Vệ sinh vùng hậu môn đúng cách, đúng lúc và tránh các tác động mạnh tại vùng này.

Trĩ nội cấp độ 1 là giai đoạn sớm nhất và điều trị tích cực sẽ có chuyển biến tích cực. Luôn duy trì dinh dưỡng, sinh hoạt lành mạnh là bí quyết vàng để sức khỏe vùng hậu môn ổn định, trĩ không chuyển sang giai đoạn nặng.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top