Tên tiếng việt: Đu đủ, Phiên qua thụ, Mác rẩu, Mác vá (Tày), Bẳn cà lài (Thái), Má hống, Blơ hơng (Kho), Điảng nhấm (Dao)
Tên khoa học: Carica papaya L.
Họ: Caricaceae
Công dụng: Thuốc bổ, giúp tiêu hóa tốt (Quả). Trị giun kim (Hạt). Chữa ho (Hoa). Sốt rét, lợi tiểu (Rễ). Tiêu mụn nhọt (Lá). Tàn nhang da, hắc lào (Nhựa).
A. Mô tả cây
B. Phân bố, thu hái và chế biến
Nguồn gốc cây đu đủ là vùng nhiệt đới Châu Mỹ, sau được phổ biến đi khắp nơi. Tại Việt Nam, cây đu đủ được trồng ở khắp nơi, nhưng việc trồng trên quy mô kỹ nghệ chưa được đặt ra.
C. Thành phần hóa học
Quả đu đủ chín chứa chừng 90% nước, các chất đường trong đó chủ yếu là glucoza 8,5%, một ít protêin, chất béo, một ít muối vô cơ (canxi, photpho, sắt); vitamin a, b và c.
Quả đu đủ xanh và các bộ phận khác của cây như thân, rễ, lá đều chứa một chất nhựa mủ (latex) nhiều nhất ở quả xanh. Một quả xanh cho chừng 4% trọng lượng nhựa mủ. Một cây cho khoảng 100g nhựa trong 1năm. Cần lấy nhựa khi quả còn ở trên cây: dùng dao hay răng lược vạch những đường dọc trên quả (đừng vạch sâu quá) hứng lấy nhựa đã chảy ra phơi khô ở nhiệt độ 50-60o. Trong quả chín chất nhựa mủ không còn nữa mà chỉ còn thứ nhựa (résine) màu vàng đỏ. Quả chín nhựa chóng chín hơn, nhưng hạt gieo không, mọc.
Trong nhựa mủ có men papain, chất cao su, chất nhựa, các axit amin: leuxin, tyrosin, chất béo, axit malic và men thủy phân, chất mỡ, chất men papain có tác dụng làm tiêu hóa các chất thịt, protit để giải phóng các axit amin như glycocola, alanin, acginin, tryptophan.
Trong lá, quả và hạt(chủ yếu ở lá) có một chất acaloit đắng gọi là cacpain và chất glocoxit gọi là cacpozit.
Trong hạt và các bộ phận khác người ta còn thấy các tế bào chứa myrozin và các tế bào khác chứa chất kali myronat. Khi giã hạt với nước, hai chất đó tiếp xúc với nhau sẽ cho tinh dầu chứa mùi diêm sinh, hắc, giống chất isothyoxyanat allyl.
Trong rễ người ta thấy nhiều kali myronat, trong lá nhiều myrozin, trong vỏ hạt nhiều myrozin và không có kali myronat.
D. Tác dụng dược lý
Men papain có tác dụng như men pepsin của dạ dày và nhất là giống men trypsin của tụy tạng trong sự tiêu hóa các chất thịt.
Nó làm một số vi trùng gram dương và gram âm ngừng phát triển. Những vi trùng như staphyllococ, vi trùng thương hàn rất nhạy cảm đối với tác dụng của papain (Ann. Inst. Pasteur 77. 208-1949).
Nhựa đu đủ được coi là vị thuốc giun ở nhiều nơi. Nó tác dụng trên giun đũa, giun kim, sán lợn (trichine) nhưng không tác dụng đối với giun móc (ankylostom). Tuy nhiên cấn chú ý cẩn thận: lợn ăn lá đu đủ để tẩy giun thường bị xuống cân, khó vỗ béo trở lại.
E. Công dụng và liều dùng
Quả đu đủ:
Nhựa đu đủ dùng làm thuốc giun nhưng cần chú ý tránh nguy hiểm đối với trẻ em và người loét dạ dày. Có khi được dùng bôi ngoài chữa trai chân và hột cơm, bệnh sang thấp (eczema) hoặc can tiểu (psoria-sis).
Lá đu đủ dùng gói những thịt gà cứng để khi nấu chóng mềm, dừ. Nước sắc lá đu đủ dùng giặt những vết máu trên vải và quần áo, hoặc để rửa các vết thương, vết lở loét.
Rễ đu đủ sắc uống làm thuốc cầm máu trong bệnh băng huyết, bệnh sỏi thận. Có người dùng rễ đu đủ làm chế giả nhân sâm vì rễ đu đủ giống hình người, uống cũng thấy đói, ăn ngon cơm.
Hoa đu đủ đực tươi hoặc phơi khô hấp với đường hoặc đường phèn dùng chữa bệnh ho, viêm ống phổi, mất tiếng.
Đơn thuốc có đu đủ:
Chú ý:
Nhựa đu đủ là một nguồn xuất khẩu tốt. Hàng năm hiện nay thế giới sản xuất khoảng 500 tấn nhựa chủ yếu là Uganda, Tangianica, Xrilanca, Ấn Độ và Brazin.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh