Tình trạng tăng huyết áp kháng trị khiến nhiều người lo sợ do huyết áp vượt ngưỡng mặc dù đã sử dụng nhiều loại thuốc điều trị huyết áp. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này?
Đây là trường hợp huyết áp bệnh nhân không đạt được mục tiêu điều chỉnh về ngưỡng an toàn. Mặc dù bệnh nhân đã được dùng ít nhất 3 loại thuốc thuộc nhóm khác nhau với liều tối ưu trong điều trị, trong đó có 1 loại thuốc lợi tiểu.
Vậy huyết áp mục tiêu các bác sĩ hướng tới trong nhóm đối tượng này là bao nhiêu?
Để hạn chế hiện tượng tăng huyết áp kháng trị, cần tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ.
Các nguyên nhân gây tăng huyết áp dạng này bao gồm:
Các đặc điểm của bệnh nhân khá đặc trưng như:
Để điều trị kháng trị tăng huyết áp, cần phải loại bỏ các nguyên nhân gây tăng huyết áp nguyên phát như sau:
Hạn chế ăn nhiều muối. Chế độ ăn quá nhiều muối sẽ làm tăng nồng độ natri trong máu, làm chênh lệch nồng độ kênh natri và kali, làm giảm khả năng lọc nước của thận. Dẫn đến hiện tượng tăng huyết áp đồng thời tăng áp lực đến các mạch máu ở thận do thận là nơi lọc máu. Theo thời gian, nguyên nhân này sẽ dẫn đến nguy cơ suy giảm chức năng thận.
Ngoài ra, việc ăn quá nhiều muối sẽ làm tăng áp lực lên động mạch, khiến thành động mạch dày hơn, gây chít hẹp, đồng thời tạo áp lực gây tăng huyết áp. Khi huyết áp tăng cao quá mức, có thể gây vỡ thành mạch, rất nguy hiểm.
Ăn mặn sẽ làm giảm lượng máu tới tim, gây nên các triệu chứng đau thắt ngực khi hoạt động mạnh, lâu dần có thể khiến vỡ mạch, tắc mạch hoàn toàn. Vì thế cần hạn chế ăn mặn tối đa, đặc biệt là những người bị huyết áp cao.
Lượng muối có thể dùng chỉ nên < 100 mEq/24h.
Đây là vấn đề quan trọng. Cân nặng quá tải sẽ ảnh hưởng đến nhiều cơ quan như tim, thận, cơ xương khớp, đặc biệt là huyết áp. Béo phì còn là một trong những nguyên nhân dẫn đến mỡ máu tăng, gây nguy cơ tắc nghẽn mạch cao hơn so với các đối tượng khác. Vì vậy, người bệnh cần thực hiện giảm cân khoa học, đưa cân nặng về mức an toàn.
Cần tập luyện điều độ, thường xuyên, phù hợp với tình trạng sức khỏe sẽ cải thiện chức năng của tim mạch, giúp máu lưu thông tốt hơn, đồng thời giúp huyết áp điều chỉnh về mức ổn định hơn. Hãy luyện tập thể dục thể thao ít nhất 30 phút mỗi ngày.
Chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá… ảnh hưởng rất nhiều đến tim mạch, huyết áp. Chúng làm tim đập nhanh hơn, nguy cơ suy tim cao hơn, làm khả năng tưới máu của tim kém hiệu quả. Gây tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim, đột quỵ… tăng cao. Ngoài ra, đây là nguyên nhân vì sao cố gắng giảm cân nhưng thất bại, bụng ngày càng to ra. Vì vậy, cần hạn chế sử dụng các chất này.
Đây là vấn đề liên quan đến hô hấp, cần đến trung tâm hô hấp để điều trị. Bệnh này khiến bệnh nhân có thể ngưng thở trên 10s lúc ngủ. Trong 1 tiếng có thể xuất hiện trên 5 lần, khiến lưu lượng thở giảm đến 50%, giảm lượng khí lưu thông đến phổi, giảm lượng oxy đến não.
Bỏ thuốc, quên uống thuốc có thể khiến tình trạng huyết áp của bạn thay đổi theo chiều hướng tăng cao đột ngột, không được kiểm soát tốt có thể dẫn đến biến chứng nặng hơn. Vì thế tuân thủ nguyên tắc điều trị, để bác sĩ kịp thời điều chỉnh liều và lượng thuốc phù hợp từng giai đoạn tốt hơn.
Thăm khám sớm là rất quan trọng để được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời, hiệu quả. Bác sĩ có thể chỉ định sử dụng một số loại thuốc phù hợp cho từng trường hợp bệnh nhân. Như vậy, kháng trị tăng huyết áp khiến việc điều trị huyết áp trở nên khó khăn hơn nhiều lần. Nguy cơ tăng huyết áp quá cao sẽ dẫn đến tình trạng phải nằm viện điều trị tích cực. Để hạn chế điều này, người bệnh cần tuân thủ phác đồ điều trị, tăng cường vận động và có chế độ dinh dưỡng phù hợp. Qua đó hạn chế biến chứng nguy hiểm từ bệnh tăng huyết áp.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh