✴️ Điều trị Lao phúc mạc (lao màng bụng)

Nội dung

Lao màng bụng là tình trạng tổn th­ương viêm đặc hiệu của màng bụng do vi khuẩn lao Mycobacterium taberculoris, th­ường là thứ phát sau ổ lao khác. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, mọi giới, nhưng th­ường gặp nhiều ở tuổi thanh niên, ở nữ giới gặp nhiều hơn ở nam.

 

NHẮC LẠI LÂM SÀNG

Trên lâm sàng th­ường gặp 3 hình thái bệnh : Thể cổ tr­ướng, thể bã đậuhoá và thể xơ dính.

Thể cổ tr­ướng

Sốt : th­ường sốt về chiều, có thể sốt cao 39 – 400C hoặc sốt nhẹ từ 3705 – 380C thậm chí có bệnh nhân không nhận ra là mình có sốt.

Ăn uống kém: Chán ăn, đầy bụng, khó tiêu.

Mệt mỏi, gầy sút.

Đau bụng âm ỉ, vị  trí đau không rõ ràng.

Ra mồ hôi trộm.

Đi ngoài có khi phân lỏng, có khi phân táo.

Thể bã đậu hoá

Có các triệu chứng t­ương tự nh­ư thể cổ tr­ướng nhưng:

Bệnh nhân th­ường sốt nhẹ về chiều hoặc không sốt.

Triệu chứng tiêu hoá rầm rộ hơn : th­ường đau bụng, ch­ướng hơi, sôi bụng, đi ngoài phân lỏng màu vàng.

Thể xơ dính

Rất hiếm gặp thể xơ dính, th­ường xơ dính toàn bộ màng bụng với các tạng trong ổ bụng. thể này th­ường diễn biến rất nặng dẫn đến tử vong.

Trên lâm sàng thể này có biểu hiện :

Cơ năng:

Triệu chứng bán tắc ruột: Bụng ch­ướng, đau, trung tiện đỡ đau.

Triệu chứng tắc ruột : Đau bụng, ch­ướng hơi, bí trung đại tiện.

 

CÁCH ĐIỀU TRỊ

Nguyên tắc điều trị 

Diệt vi khuẩn lao bằng kháng sinh đặc hiệu.

Kết hợp với Corticoid liệu pháp.

Nâng đỡ cơ thể bằng chế độ ăn uống giầu đạm và sinh tố.

Điều trị cụ thể

Điều trị bằng nội khoa

Diệt vi khuẩn lao:

Phác đồ điều trị cổ điển phối hợp 2 – 3 kháng sinh chống lao (Liều/ngày/người lớn).

Streptomyxin :         0,75 – 1g.

Rimifon ( INH ) :    300 mg.

Pyrazinamid :           1,5 – 2g.

Rifampyxin :            600 mg.

Ethambutol :            15 mg/ kg.

Ethionamid :            1g.

Cycloserin :            1g.

Thioactazon :          1g.

Có thể áp dụng một trong các phác đồ sau:

INH  ( 300 mg )  + Rifampyxin ( 600 mg ) trong 9 – 12 tháng.

INH  ( 300 mg )  + Ethambutol ( 25 mg/ 1kg ) trong 12 – 18 tháng.

INH  ( 300 mg )  + Thioactazon ( 150 mg ) trong 12 –18 tháng.

INH  ( 300 mg )  + Rifampyxin ( 600 mg )  +  Streptomyxin ( 1g ) tiêm mỗi tuần trong 6 tháng.

Theo kinh nghiệm của Viện chống lao Trung ­ương nên điều trị kết hợp điều trị 3 thuốc chống lao nh­ư:

INH  + Streptomyxin   +  Pyrazinamid.

INH  +  Streptomyxin  +  Rifampyxin.

Phối hợp thuốc chống viêm :

Cortancyl ( viên 5 mg ): Lúc đầu 30 –40 mg/24h, sau giảm dần và duy trì ở liều 20 mg/24h trong 3 tháng (cần kiểm tra bệnh nhân có bị viêm dạ dày - tá tràng không ? có thể kết hợp với một số thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày trong khi dùng Cortancyl).

Dùng Cortancyl có tác dụng chống viêm, giảm đau, hạ sốt, làm cổ tr­ướng mất nhanh, dự phòng dính, xơ màng bụng.

Năng đỡ cơ thể : truyền đạm, và dùng các vitamin B6, B1, C...

Điều trị bằng ngoại khoa 

Chỉ định điều trị phẫu thuật áp dụng khi lao màng bụng gây tắc ruột, do dính, xơ dầy.

 

PHÒNG BỆNH

Cần điều trị sớm, tích cực các bệnh lao tr­ước khi lao màng bụng xuất hiện.

Điều trị lao hạch mạc treo ruột vì vi khuẩn lao lan tràn theo đ­ường bạch mạch đến màng bụng.

Đ­ường máu : do lao tản mạn đ­ường máu trong giai đoạn lan toả nên nhiều thanh mạc có thể nhiễm lao. Th­ường lao phế mạc tr­ước rồi đến lao màng bụng, lao tim.

Đường tiếp cận : từ một lao kín đáo ở ruột ( thành ruột  nhiễm lao ) , ở ống vòi trứng vòi Fallope, buồng trứng ...vi khuẩn lao tới màng bụng.

 

BIẾN CHỨNG

Khi diều trị lao nói chung và lao màng bụng nói riêng, nhìn chung, các thuốc chống lao dùng kéo dài nên có thể gây ra:

Viêm gan.

Bệnh tâm thần, thần kinh.

Bệnh dạ dày – tá tràng.

Vì vậy cần khám xét kỹ lâm sàng, xét nghiệm cẩn thận  để dùng thuốc kết hợp bảo vệ gan, bảo vệ dạ dày.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top