Hội chứng kém hấp thụ chất dinh dưỡng ở ruột là tình trạng bổ sung thức ăn và chất dinh dưỡng vào cơ thể nhưng không hấp thụ được. Tình trạng này kéo dài sẽ gây ra tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng, ảnh hưởng tới sức khỏe.
– Do nhiễm trùng hoặc mắc một số bệnh như tuyến tụy bị suy yếu, bệnh viêm ruột, viêm tụy mạn tính, bệnh xơ nang…
– Do sử dụng kháng sinh trong thời gian dài hoặc do phẫu thuật.
– Do thiếu hụt enzym, không bổ sung đầy đủ chất lactase…
– Một số ký sinh trùng gây bệnh như giun đũa, giun móc…
– Do một số bệnh ảnh hưởng đến đường tiêu hóa như đái tháo đường, tuyến yên…
– Do dị ứng thức ăn hoặc chế độ ăn uống nghèo dinh dưỡng.
– Tình trạng táo bón hoặc tiêu chảy kéo dài.
Thông thường, khi mắc chứng kém hấp thụ dinh dưỡng, người bệnh sẽ có các triệu chứng như:
– Đau bụng, đi ngoài phân sống.
– Gặp khó khăn khi đại tiện, rối loạn tiêu hóa như táo bón hoặc tiêu chảy, đầy hơi, chướng bụng, buồn nôn và nôn.
– Biếng ăn, mệt mỏi và sụt cân nhanh chóng.
– Thiếu máu, xanh xao, suy nhược cơ thể.
Hội chứng kém hấp thụ chất dinh dưỡng nếu không phát hiện và xử trí kịp thời sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. Người bệnh có thể thiếu vitamin và caxi gây hiện tượng kém thị lực, da khô. Thiếu vitamin K có thể gây chảy máu cam, chảy máu chân răng hoặc bầm tím trên da.
Hội chứng kém hấp thụ dinh dưỡng không chỉ ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa mà còn tác động tới sự phát triển của cơ thể, đặc biệt là trẻ em.
Do đó khi có dấu hiệu nghi ngờ mắc chứng rối loạn hấp thụ dinh dưỡng, người bệnh cần đến ngay các cơ sở y yếđể làm các xét nghiệm, kiểm tra cần thiết nhằm tìm ra nguyên nhân gây bệnh.
Hội chứng kém hấp thụ dinh dưỡng nếu không có biện pháp xử trí phù hợp có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm như:
– Nếu tiêu chảy kéo dài và thường xuyên có thể gây mất nước. Nếu không bù nước kịp thời có thể gây nguy hiểm tới tính mạng.
– Thiếu vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể sẽ dẫn tới thiếu máu, suy giảm trí nhớ…
– Các bộ phận khác của cơ thể cũng bị ảnh hưởng, đặc biệt là trẻ em.
Người bệnh bị hội chứng này cần chủ động đi khám để bác sĩ xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh. Từ đó có biện pháp chữa trị phù hợp.
– Uống nhiều nước và bổ sung nước hàng ngày.
– Tăng cường dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, ăn nhiều trái cây, rau của quả.
– Tránh các thực phẩm chế biến sẵn, nhiều dầu mỡ
– Chia nhỏ bữa ăn trong ngày, tránh ăn nhiều một lúc gây ngán và cơ thể không hấp thụ hết dinh dưỡng.
– Vận động thường xuyên bằng những môn thể thao phù hợp nhằm tăng cường sức khỏe.
– Chủ động thăm khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm những bệnh lý tiềm ẩn trong cơ thể để kịp thời điều trị.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh