Khó tiêu chức năng, quản lý khó tiêu chức năng

1. ĐỊNH NGHĨA VÀ DỊCH TỄ HỌC

• Khó tiêu chức năng (Functional dyspepsia- FD): được định nghĩa là tình trạng mạn tính của triệu chứng tiêu hóa trên như đau hoặc khó chịu vùng thượng vị không do bất kỳ nguyên nhân thực thể, bệnh lý hệ thống hoặc chuyển hóa nào

• Khó tiêu chức năng được xác định bởi triệu chứng, trong khi đó viêm dạ dày mạn tính được xác định bởi kết quả mô học => 2 bệnh lý này khác nhau. Tuy nhiên nhiều bệnh nhân FD được điều trị như viêm dạ dày mạn tính

• Tần suất FD ở Nhật # 11-17% ở những người kiểm tra sức khỏe tổng quát. Trong khi đó tăng lên # 45-53% ở bệnh nhân khám chuyên khoa tiêu hóa.

• Khó tiêu chức năng và liệt dạ dày là hai rối loạn khác nhau. Bệnh học của liệt dạ dày đơn giản là chậm làm trống dạ dày. Trong khi đó khó tiêu chức năng liên quan đến chậm hoặc tăng làm trống dạ dày, giảm thư giãn dạ dày và tăng nhạy cảm nội tạng

• Liệt dạ dày đặc trưng bởi các triệu chứng điển hình như: buồn nôn, nôn ói, đau bụng, no sớm, đầy bụng, chướng hơi mà không có bằng chứng tắc nghẽn cơ học qua nội soi. Phần lớn liệt dạ dày nguyên phát, nhưng cũng có thể liên quan đái tháo đường, phẫu thuật dạ dày, rối loạn hệ thống (suy thận, parkinson, xơ cứng bì), thuốc (opioid, anticholinergics), hoặc virus.

 

2. QUẢN LÝ KHÓ TIÊU CHỨC NĂNG

i. Lựa chọn đầu tiên:

• Thay đổi lối sống và chế độ ăn cho thấy hiệu quả ở bệnh nhân khó tiêu chức năng- [Recommendation Strong (100%), evidence level B]: ngưng thuốc lá, giảm chế độ ăn nhiều chất béo

• PPI và kháng histamin (H2RAs) hiệu quả ở bệnh nhân khó tiêu chức năng- [Recommendation Strong (100%), evidence level A]

• Hiệu quả potassium-competitive acid blockers (P-CABs) không được đánh giá vì thiếu bằng chứng- [Recommendation Weak (77%), evidence level C]

• Acotiamide (acetylcholinesterase inhibitor) được khuyến cáo ở bệnh nhân PD- [Recommenda- tion Strong (100%), evidence level A]

• Thảo dược rikkunshito cho thấy hiệu quả và được khuyến cáo ở bệnh nhân PD- [Recommendation Strong (92%), evidence level A]

ii. Lựa chọn nhóm 2:

• Thuốc đối kháng thụ thể dopamin (metoclopramid, domperidon…) hữu ích và được gợi ý sử dụng ở bệnh nhân PD- [Recommendation Weak (85%), evidence level B]

• Chủ vận thụ thể 5-HT4 (itopride, mosapride) hữu ích và được gợi ý sử dụng- [Recommendation Weak (85%), evidence level B]

• Chống trầm cảm 3 vòng (tricyclic antidepressants) chống lo âu (anxiolytics) như tandospirone được gợi ý sử dụng ở bệnh nhân PD- [Recommendation Weak (92%), evidence level A for tricyclic antidepressants and B for anxi- olytics such as tandospirone]

iii. Lựa chọn thay thế và bổ sung

• Hiện chưa có bằng chứng rỏ ràng cho thấy hiệu quả của antacids, prostaglandin analogs (e.g., misoprostol), or gastroprotective agents (e.g., sucralfate and rebamipide) cho điều trị PD. Cần nghiên cứu thêm

• Liệu pháp nhận thức hành vi (cognitive-behavioral therapy-CBT) có thể được lựa chọn bổ sung cho bệnh nhân FD

QUẢN LÝ KHÓ TIÊU CHỨC NĂNG CỦA HỘI TIÊU HOÁ NHẬT BẢN 2022

return to top