✴️ Nguyên nhân gây viêm loét dạ dày tá tràng

Nội dung

Nhiễm vi khuẩn HP, căng thẳng thần kinh, chế độ ăn uống không hợp lý, nghiện bia rượu… là những nguyên nhân gây viêm loét dạ dày tá tràng. Nếu không phát hiện và điều trị sớm, viêm loét dạ dày tá tràng sẽ phát triển nặng hơn, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.

Nguyên nhân gây viêm loét dạ dày tá tràng

Vi khuẩn HP. Đây là một trong những tác nhân gây viêm loét dạ dày tá tràng. Vi khuẩn này có thể lây truyền từ người này sang người kia do sử dụng chung dụng cụ ăn uống, sinh hoạt.

Có nhiều nguyên nhân gây viêm loét dạ dày tá tràng như nhiễm vi khuẩn HP, căng thẳng thần kinh…

 

Chế độ ăn uống

Đây cũng là yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc viêm loét dạ dày tá tràng. Việc ăn nhiều thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ sẽ làm tổn hại dạ dày. Thói quen vừa ăn vừa xem ti vi, ăn quá no hoặc ăn không đúng giờ, đúng bữa… cũng làm tăng áp lực cho dạ dày, khiến dạ dày dễ bị viêm loét.

Nghiện rượu, bia

Các đồ uống có cồn như bia, rượu… sẽ ngăn cản sự tạo thành chất nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày. Mặt khác rượu bia còn kích thích dạ dày tiết ra nhiều axit dịch vị gây tổn thương niêm mạc dạ dày, lâu dài cũng dẫn đến viêm loét dạ dày tá tràng.

Lạm dụng thuốc

Việc sử dụng quá nhiều thuốc không chứa steroid sẽ làm tăng nguy cơ mắc viêm loét dạ dày. Loại thuốc này có thể làm nóng hoặc kích thích lớp lót dạ dày và ruột non, dẫn đến viêm loét.

 

Căng thẳng trong thời gian dài

Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây viêm loét dạ dày tá tràng. Khi bị căng thẳng sẽ làm tăng các yếu tố tấn công niêm mạc dạ dày, làm cho acid trong dạ dày tăng cao, khiến bạn dễ mắc viêm loét dạ dày tá tràng.

 

Cách xử trí khi bị bệnh viêm loét dạ dày tá tràng

Để điều trị viêm loét dạ dày tá tràng cần phải dựa vào các nguyên nhân gây bệnh. Nguyên tắc điều trị viêm loét dạ dày tá tràng là làm liền ổ loét, giảm đau và ngăn ngừa biến chứng.

Người bệnh có thể được chỉ định dùng thuốc. Các thuốc được sử dụng để điều trị viêm loét dạ dày tá tràng như thuốc giảm tiết axit, thuốc chống tăng tiết dịch vị, thuốc ức chế bơm proton… Người bệnh cần tuân thủ theo đúng đơn thuốc chỉ định của bác sĩ, sử dụng đúng loại thuốc, đúng liều lượng và thời gian chữa trị. Không tự ý ngừng thuốc hoặc thay đổi đơn thuốc vì điều này có thể khiến tình trạng bệnh nặng hơn.

Người bệnh cần đi khám và tuân thủ theo đúng phương pháp điều trị của bác sĩ để cải thiện sớm bệnh.

Bên cạnh đó, người bệnh viêm loét dạ dày cần thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt hàng ngày để cải thiện sớm tình trạng bệnh.

  • Tránh ăn quá no, ăn những thực phẩm và đồ uống gây hại cho niêm mạc dạ dày như rượu bia, các gia vị cay nóng như tiêu, ớt, đồ ăn chua… Không sử dụng chất kích thích như thuốc lá, thuốc lào. Nên ăn đúng giờ, ăn chậm, nhai kỹ để dạ dày tiêu hóa thực phẩm dễ dàng hơn.
  • Cần chú ý chế độ nghỉ ngơi, làm việc hợp lý, tránh căng thẳng, mệt mỏi, làm việc quá sức.
  • Theo dõi tình trạng sức khỏe và tái khám định kỳ theo đúng lịch hẹn của bác sĩ nhằm điều chỉnh đơn thuốc chữa viêm loét dạ dày tá tràng phù hợp.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top