Xuất huyết tiêu hóa là bệnh khá phổ biến ở người cao tuổi. Vậy, đâu là nguyên nhân gây xuất huyết tiêu hóa ở người cao tuổi. Đọc bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nhé.
Nguyên nhân gây xuất huyết tiêu hóa ở người cao tuổi
Tuổi càng cao, cơ thể càng lão hóa nhanh. Sự lão hóa của cơ thể khiến người già phải đối mặt với nhiều căn bệnh mạn tính và nguy cơ xuất huyết tiêu hóa. Nguyên nhân gây xuất huyết tiêu hóa ở người cao tuổi rất đa dạng, có thể kể đến các nguyên nhân dưới đây:
– Xuất huyết tiêu hóa do trĩ và các bệnh vùng trực tràng hậu môn: Người bệnh thường bị chảy máu ít một, máu ra lẫn với phân.
– Do viêm loét dạ dày – hành tá tràng
– Do các khối u đại tràng như polyp lành tính và ung thư đại trực tràng: Những khối u này có thể gây ra chảy máu ẩn, mạn tính hoặc từng đợt chảy máu lớn qua hậu môn.
– Viêm đại tràng do nhiễm khuẩn (shigella, salmonella, campylobacter chủng gây bệnh của E.Coli…)
– Do giãn phình mạch máu ở đại tràng hay tiểu tràng, viêm loét đại trực viêm đại tràng do thuốc…
Để biết chính xác nguyên nhân gây xuất huyết tiêu hóa ở người lớn tuổi, bệnh nhân cần được thăm khám bởi bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa. Căn cứ trên kết quả khám lâm sàng và cận lâm sàng, bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán chính xác nhất về nguyên nhân gây xuất huyết tiêu hóa, đồng thời đưa ra phương án điều trị phù hợp, hiệu quả nhất cho người bệnh.
Phòng ngừa xuất huyết tiêu hóa ở người cao tuổi như thế nào?
Xuất huyết tiêu hóa là một cấp cứu nội và ngoại khoa, nếu không được phát hiện sớm, điều trị kịp thời, đúng cách có thể đe dọa đến tính mạng của người bệnh. Xuất huyết tiêu hóa ở người cao tuổi còn nguy hiểm hơn rất nhiều. Nguyên nhân là do người già có sức khỏe yếu hơn người trẻ, sức đề kháng giảm mạnh, các cơ quan trong cơ thể lão hóa… Do đó, người già cần cẩn trọng với xuất huyết tiêu hóa. Khi có những biểu hiện của bệnh cần tiến hành thăm khám và điều trị ngay để tránh những biến chứng nguy hiểm.
Để phòng ngừa xuất huyết tiêu hóa, người già cần lưu ý:
- Ăn uống khoa học, lành mạnh, tránh những thực phẩm có hại cho đường tiêu hóa như: Thực phẩm giàu chất béo, đồ ăn chiên rán, xào nhiều dầu mỡ, rượu bia, nước có ga, cà phê, dưa, cà, kim chi muối, đồ ăn nhanh, đồ ăn đóng hộp, đồ ăn chứa nhiều muối… Thay vào đó, nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi, cá, thịt trắng, sữa chua, khoai lang, khoai tây… Không nên để dạ dày quá đói hoặc quá no. Chia nhỏ bữa ăn, nên ăn thành 5-6 bữa nhỏ/ngày.
- Tránh xa căng thẳng – stress, không nên thức khuya.
- Thăm khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần.
- Khi có biểu hiện bất thường ở đường tiêu hóa cần đi khám bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa sớm. Nếu đang có các bệnh về đường tiêu hóa như viêm dạ dày, viêm đại tràng, viêm thực quản, polyp dạ dày, đại tràng, trĩ… cần điều trị triệt để để tránh biến chứng xuất huyết tiêu hóa.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh