Túi mật là cơ quan hình quả lê, nằm dưới gan vùng hạ sườn phải, dài khoảng 80–100 mm và rộng 30–40 mm. Chức năng chính là dự trữ dịch mật – dịch tiêu hóa do gan sản xuất, hỗ trợ tiêu hóa chất béo. Khi ăn, túi mật co bóp để tống mật vào tá tràng.
Viêm túi mật là tình trạng nhiễm trùng túi mật, có thể xảy ra đột ngột (cấp tính) hoặc lặp đi lặp lại (mạn tính). Khoảng 70–85% trường hợp là do vi khuẩn (E. coli, Clostridium, Streptococcus...).
Nguyên nhân thường gặp:
Sỏi mật kẹt ở cổ túi mật gây tắc, tạo điều kiện vi khuẩn xâm nhập → viêm túi mật cấp
Viêm nhiều lần không điều trị triệt để → viêm túi mật mạn
Ngoài ra: chấn thương, nhiễm giun, u đường mật…
Người tiểu đường, béo phì, phụ nữ mang thai có nguy cơ cao hơn
Nhiễm trùng là một trong số những nguyên nhân khiến bị viêm túi mật
Đau quặn hạ sườn phải, có thể lan lên vai phải hoặc bả vai
Đau tăng khi hít sâu, ho
Sốt cao, chán ăn, buồn nôn, vàng da, đầy bụng
Đau âm ỉ hạ sườn phải, tái phát nhiều lần
Đau tăng sau ăn nhiều dầu mỡ
Chán ăn, đầy hơi, táo bón, khô miệng, mệt mỏi
Lưỡi đỏ, buồn nôn, cảm giác khó chịu kéo dài
Viêm túi mật nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm:
Sỏi kẹt tại cổ túi mật chèn ép ống gan chung → tắc mật, vàng da, về lâu dài gây rò túi mật–ống mật chủ, nhiễm trùng nặng.
Sỏi thủng qua thành túi mật vào ruột non → tắc ruột, xói mòn, phải mổ cấp cứu nếu sỏi lớn gây tắc nghẽn.
Sỏi chặn ống mật → tăng bilirubin trong máu, gây vàng da, phân bạc màu, ngứa, độc thần kinh.
Dịch mật nhiễm khuẩn lan rộng → sốt cao, nhiễm trùng huyết, nguy hiểm đến tính mạng.
Sỏi di chuyển đến bóng Vater gây tắc cả ống mật lẫn ống tụy, dẫn đến viêm tụy cấp nặng.
Viêm túi mật mạn kéo dài có thể tiến triển thành ung thư túi mật, thường phát hiện muộn, tiên lượng xấu.
Vàng da là một trong những biểu hiện đặc trưng của bệnh lý gan mật
Viêm túi mật có thể phòng tránh được thông qua lối sống lành mạnh:
Không bỏ bữa, đặc biệt là bữa sáng
Giảm mỡ, cholesterol, tăng cường rau xanh, trái cây
Uống đủ nước mỗi ngày
Hạn chế rượu bia – tránh làm tổn thương gan và đường mật
Thể dục thể thao đều đặn giúp ngăn ngừa nguy cơ viêm túi mật
Duy trì cân nặng hợp lý, không giảm cân quá nhanh
Tập thể dục thường xuyên, tránh ngồi lâu
Ngủ đủ giấc, kiểm soát căng thẳng
Khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần, đặc biệt với người có yếu tố nguy cơ
Viêm túi mật là bệnh lý phổ biến nhưng có thể được kiểm soát và phòng ngừa hiệu quả nếu phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Ngay khi có dấu hiệu nghi ngờ, hãy đến cơ sở y tế uy tín để được thăm khám, chẩn đoán chính xác và xây dựng phác đồ điều trị phù hợp.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh