Về nguồn gốc, bệnh viêm gan C là do virus HCV gây ra, virus này có thể gây nhiễm trùng cấp tính và mãn tính. Đây là một căn bệnh phát triển “âm thầm” với mức độ từ nhẹ đến nặng. Bệnh có thể kéo dài vài tuần nhưng nếu phát triển sang giai đoạn mãn tính thì sẽ kéo dài suốt đời và làm tăng nguy cơ ung thư gan. Hơn nữa, hiện nay vẫn chưa có vaccine phòng ngừa viêm gan C nên bạn cần phải chú ý hơn đến các biện pháp phòng bệnh.
Viêm gan C là căn bệnh lây qua đường máu với thời gian ủ bệnh thường kéo dài từ 2 tuần đến 6 tháng. Trong giai đoạn đầu, khoảng 80% người bệnh sẽ không có bất kỳ triệu chứng viêm gan C nào. Giai đoạn này được gọi là viêm gan C cấp tính.
Nếu các triệu chứng phát triển, các biểu hiện của bệnh thường xảy ra một vài tuần sau khi nhiễm virus, bao gồm những triệu chứng như:
Nếu bệnh viêm gan C tái đi tái lại hoặc kéo dài do virus gây bệnh tồn tại trong cơ thể nhiều năm thì sẽ chuyển sang giai đoạn mãn tính. Lúc này, triệu chứng viêm gan C có thể khác so với giai đoạn cấp tính, bao gồm những biểu hiện như:
Nếu không được điều trị kịp thời, các tế bào gan sẽ bị tổn thương và các mô sẹo sẽ liên tục thay thế các mô đã bị tổn thương dẫn đến xơ gan. Các dấu hiệu điển hình của xơ gan bao gồm nôn ra máu, phân sẫm màu, vàng da, tích tụ chất lỏng ở chân hoặc bụng. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ khiến gan bị suy giảm chức năng nghiêm trọng
Hầu hết các trường hợp mới nhiễm virus HCV thường không có triệu chứng bệnh viêm gan C nên rất ít người phát hiện bệnh trong giai đoạn đầu. Hơn nữa, không phải lúc nào người nhiễm HCV cũng cần điều trị do hệ miễn dịch của bệnh nhân có thể tự loại bỏ virus gây bệnh viêm gan.
Tuy nhiên, khi viêm gan C phát triển thành bệnh mãn tính thì việc điều trị là rất cần thiết. Bởi vì chữa khỏi bệnh là cách tốt nhất để tránh những biến chứng nguy hiểm như xơ gan hoặc thậm chí là ung thư gan.
Ngoài ra, có thể bạn sẽ cảm thấy lo lắng về vấn đề khi nào nên đi khám vì các triệu chứng viêm gan C thường không biểu hiện rõ trong giai đoạn đầu. Lời khuyên ở đây là bạn nên đi xét nghiệm máu định kỳ. Đồng thời, hãy đi khám càng sớm càng tốt nếu trước đó bạn từng quan hệ đồng giới, tiêm chích không an toàn hoặc bị thương, chảy máu do va chạm với các vật sắc nhọn nơi công cộng.
Hiện chưa có vaccine phòng ngừa viêm gan C hiệu quả. Vì vậy, biện pháp phòng bệnh sẽ phụ thuộc vào việc giảm nguy cơ phơi nhiễm với virus ở các cơ sở y tế và nhóm đối tượng có nguy mắc bệnh cao. Những nhóm này thường là người tiêm chích ma túy, nam giới đồng tính, người nhiễm HIV hoặc người đang điều trị dự phòng sau phơi nhiễm với HIV.
Những biện pháp can thiệp, phòng ngừa viêm gan C do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến nghị bao gồm:
Viêm gan C là nguyên nhân chính gây ra ung thư gan nhưng sự lây nhiễm ban đầu lại diễn ra rất “âm thầm” đối với hầu hết người bệnh. Vì vậy, bạn không nên chủ quan nếu nhận thấy các triệu chứng viêm gan C hoặc nghi ngờ nhiễm bệnh. Thay vào đó, hãy đi xét nghiệm càng sớm càng tốt để được chữa trị bệnh viêm gan C kịp thời.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh