Xơ gan là gì? Xơ gan có nguy hiểm không vẫn là câu hỏi lớn với nhiều người khi mắc phải căn bệnh này. Theo ý kiến của bác sĩ, xơ gan là căn bệnh cực kỳ nguy hiểm, dẫn đến tỷ lệ ung thư và tử vong rất cao. Vì vậy khi phát hiện bị xơ gan, người bệnh cần tích cực điều trị theo chỉ định để hạn chế ảnh hưởng.
Xơ gan là tình trạng gan bị viêm và hoại tử, tổn thương nghiêm trọng trong thời gian dài, các tế bào gan bị thay thế bằng mô xơ, mô sẹo. Khi các mô xơ, mô sẹo này xuất hiện nhiều sẽ cản trở lượng máu lưu thông, làm suy giảm chức năng thải độc gan và làm gan xơ cứng.
Bệnh xơ gan nếu được phát hiện và điều trị sớm thì chức năng gan sẽ trở lại hoạt động bình thường. Tuy nhiên nếu tình trạng xơ gan kéo dài, gan sẽ không còn hoạt động tốt và làm ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể hậu quả có thể dẫn đến tử vong.
Theo chia sẻ của bác sĩ, bệnh xơ gan được chia làm 4 giai đoạn. Ở mỗi giai đoạn, tình trạng xơ gan sẽ có mức độ nặng nhẹ khác nhau.
– Giai đoạn 1: Chưa có dấu hiệu bệnh rõ ràng nhưng các tế bào gan đã bị viêm nhiễm.
– Giai đoạn 2: Các mô gan đã bắt đầu dấu hiệu bị xơ do áp lực tĩnh mạch cửa đang tăng dần.
– Giai đoạn 3: Vùng ổ bụng chứa nhiều dịch, gan đã bị xơ hóa rất nhiều và không thể hoạt động bình thường.
– Giai đoạn 4: Toàn bộ gan đã bị xơ hóa, xuất hiện các biến chứng xuất huyết tiêu hóa, bệnh não gan,… và thời gian sống chưa đầy 12 tháng.
Bệnh xơ gan gồm có 4 giai đoạn chính từ nhẹ đến nặng. Tùy theo từng giai đoạn mà dấu hiệu của bệnh xơ gan cũng biểu hiện khác nhau.
– Cảm thấy đầy bụng, khó tiêu, sốt nhẹ vào chiều tối, cơ thể mệt mỏi.
– Nước tiểu có màu vàng đậm, da bàn tay, bàn chân vàng hơn.
– Thỉnh thoảng bị đau phần bụng dưới sườn bên phải.
– Chảy máu chân răng, chảy máu cam.
– Móng tay móng dân có dấu hiệu khô và trắng bệch.
– Rối loạn chức năng tiêu hóa, phân có màu đen, hay nôn ra máu.
– Có dịch tụ lại ở bàn chân, phù chân. Khi ấn vào chân có hiện tượng lõm và mất 1-2 phút vết lõm mới mất đi.
– Bụng phình to, ứ dịch cổ trướng và ấn vào thấy đau dữ dội.
– Vùng da trên toàn thân chuyển sang màu vàng.
– Nhịp tim thay đổi, thường xuyên đau đầu, chóng mặt và ngất xỉu.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng xơ gan nhưng phổ biến nhất là những nguyên nhân sau đây:
– Do virus: Bệnh viêm gan B, viêm gan C nếu không chữa trị kịp thời và đúng cách sẽ khiến gan bị xơ và làm tổn thương nghiêm trọng.
– Do nhiễm ký sinh trùng: Người bệnh bị nhiễm ký sinh trùng sán lá gan do ăn đồ sống, đồ chưa nấu chín hoặc đồ không đảm bảo vệ sinh. Từ đó tăng nguy cơ bị bệnh xơ gan.
– Di truyền: Những ai bị bệnh Hemochromatosis, Wilson di truyền sẽ có nguy cơ bị xơ gan do việc tích tụ sắt, đồng trong cơ thể.
– Hóa chất độc hại: Người bệnh bị nhiễm thủy ngân, thạch tín… trong thời gian dài thường có nguy cơ bị bệnh xơ gan cao.
– Uống nhiều rượu bia, chất kích thích, thuốc lá: Hàm lượng độc tố, cafein trong các sản phẩm này làm suy giảm chức năng gan, hình thành xơ gan.
– Nguyên nhân khác: Sử dụng thuốc Acetaminophen quá liều, béo phì, nghẽn ống dẫn mật, …
Xơ gan là một căn bệnh cực kỳ nguy hiểm, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây ra những biến chứng nghiêm trọng. Các biến chứng đó là:
Xơ gan làm giảm lượng máu lưu thông, tăng áp lực tại tĩnh mạch cửa, giãn tĩnh mạch thực quản và tĩnh mạch phình dạ dày. Khi các tính mạch này vỡ sẽ gây xuất huyết tiêu hóa, nôn ra máu và đi ngoài phân đen. Nguy hiểm hơn có thể dẫn đến tử vong rất nhanh.
Khi bệnh xơ gan đã diễn biến quá nặng sẽ gây ra chứng xơ gan cổ trướng cực kì nguy hiểm. Hậu quả là gây vỡ tĩnh mạch thực quản, chảy máu và tử vong.
Khi bị xơ gan, máu không được lọc, các chất độc không được lọc thải ra cơ thể khiến nguy cơ nhiễm trùng bên trong rất cao. Đặc biệt là viêm phổi, nhiễm trùng dịch báng, nhiễm trùng máu… gây hôn mê gan, suy thận,…
Một khi tình trạng xơ gan đã nặng thì ung thư gan là điều khó tránh khỏi. Có đến hơn 80% trường hợp ung thư gan nguyên phát đều từ xơ gan mà ra. Từ đó dẫn đến việc tử vong.
Bệnh xơ gan nguy hiểm nhưng không phải không có cách điều trị. Nếu phát hiện từ sớm khi bệnh ở mức độ nhẹ, bạn vẫn có thể sử dụng các phương pháp sau đây để phục hồi chức năng gan. Quan trọng nhất vẫn là tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo sự an toàn cho bản thân.
Một số loại thuốc tây có thể ức chế quá trình phát triển bệnh xơ gan như:
– Nhóm thuốc cải thiện quá trình chuyển hóa tế bào gan: Uống/tiêm Glucose, bổ sung các loại vitamin B, C, acid Folic,…
– Truyền Albumin 10 – 20%: Áp dụng trường hợp huyết tương giảm <40g/L
– Thuốc ức chế miễn dịch: Prednisolon làm giảm triệu chứng xơ gan cấp tính.
– Thuốc giảm áp lực tĩnh mạch cửa: Sandostatin, Vasopressin,…
– Thuốc lợi tiểu: Spironolactone, Aldactone, Furosemide… điều trị xơ gan khi có dịch trong bụng.
Lưu ý: Những thuốc trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Người bệnh không tự ý mua thuốc và điều trị. Đồng thời cần đến cơ sở chuyên khoa thăm khám càng sớm càng tốt và tuyệt đối tuân thủ phác đồ của bác sĩ để đẩy lùi bệnh hiệu quả.
Dưới đây là một số vị thuốc, bài thuốc trị xơ gan theo phương pháp Đông y. Tuy nhiên thông tin cũng mang tính chất tham khảo, thuốc không có tác dụng điều trị viêm gan B mà chỉ có tác dụng hỗ trợ 1 phần:
– Cây mã đề: Chuẩn bị 50g mã đề, 100g cây chó đẻ 100g dứa dại khô, và 6g bột tam thất. Rửa sạch, phơi khô rồi sắc cùng 2L nước đến khi cạn còn 550ml thì dừng. Mỗi ngày bạn dùng nước cây mã đề uống 3 lần.
– Cây chó đẻ răng cưa: Dùng 100g cây chó đẻ rửa sạch, phơi khô, thái nhỏ. Sau đó sắc cùng 4 bát nước và đường trắng, ngày uống 3 lần.
– Cây nhân trần: Chuẩn bị 200g nhân trần phơi khô, thái nhỏ. Đun sôi nước thì cho nhân trần vào hãm khoảng 15 phút và thêm chút đường. Dùng nước nhân trần uống hàng ngày thay cho nước lọc.
Khi đã biết xơ gan là gì và những tác hại mà nó gây ra, hy vọng ai trong chúng ta cũng sẽ chú ý hơn cho sức khỏe của mình. Nếu nghi ngờ bản thân có nguy cơ mắc xơ gan, hãy đến gặp bác sĩ để chẩn đoán và điều trị sớm nhất.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh