Xuất huyết tiêu hóa cần xét nghiệm gì là quan tâm của rất nhiều người. Vậy, xuất huyết tiêu hóa cần xét nghiệm gì để phục vụ việc chẩn đoán? Cùng tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé!
Xuất huyết tiêu hóa cần xét nghiệm gì?
Xuất huyết tiêu hóa là một cấp cứu nội, ngoại khoa nguy hiểm, bệnh nhân cần nhập viện càng sớm càng tốt để được thăm khám và điều trị kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm của bệnh.
Xuất huyết tiêu hóa cần xét nghiệm gì là quan tâm của rất nhiều người. Vậy, xuất huyết tiêu hóa cần xét nghiệm gì để chẩn đoán và đánh giá chính xác tình trạng bệnh?
Để phục vụ việc chẩn đoán xuất huyết tiêu hóa, trước tiên bác sĩ sẽ xác định vị trí xuất huyết bằng cách khai thác tiền sử bệnh lý đầy đủ của bệnh nhân, tiến hành khám lâm sàng và cận lâm sàng. Cụ thể:
Kiểm tra phân để tìm máu trong phân.
Xét nghiệm máu để xác định mức độ của xuất huyết và xem bệnh nhân có bị thiếu máu hay không?
Rửa dạ dày để xác định có chảy máu ở đường tiêu hóa cao hay thấp.
Nội soi để tìm nguyên nhân xuất huyết tiêu hóa. Những trường hợp không phát hiện được bằng nội soi gọi là xuất huyết ẩn. Bác sĩ có thể nội soi lại hoặc sử dụng các thủ thuật khác để tìm nguyên nhân của xuất huyết ẩn đó.
Nội soi ruột non để kiểm tra ruột non.
Chụp X – quang có baryt: Baryt là chất cản quang giúp nhìn thấy đường tiêu hóa trên X – quang. Bệnh nhân có thể nuốt hoặc đưa qua trực tràng chất lỏng có chứa baryt.
Máy quét có đồng vị phóng xạ: Một lượng nhỏ chất phóng xạ sẽ được tiêm vào tĩnh mạch của bệnh nhân. Khi chất phóng xạ thoát ra khỏi lòng mạch sẽ được ghi nhận là có xuất huyết.
Chụp mạch máu: Bác sĩ sẽ tiêm chất cản quang vào tĩnh mạch bệnh nhân để có thể nhìn thấy các mạch máu trên X quang hoặc chụp cắt lớp vi tính.
Mở bụng thăm dò: Nếu những phương pháp không thể xác định được nguồn gốc xuất huyết thì thủ thuật ngoại khoa có thể cần thiết để kiểm tra đường tiêu hóa.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh