Cấp cứu khi bị nhồi máu cơ tim

Nội dung

Cấp cứu kịp thời và đúng cách giúp tăng tỷ lệ sống cho người bệnh nhồi máu cơ tim. Vậy, cấp cứu khi bị nhồi máu cơ tim như thế nào?

Cơn nhồi máu cơ tim là tình trạng một phần cơ tim bị hủy khi lượng máu cung cấp đến phần đó bị giảm sút. Nguyên nhân chủ yếu gây ra nhồi máu cơ tim là do máu đông hình thành làm tắc động mạch vành khi mảng xơ vữa bị nứt, vỡ ra. Ngoài ra, hiện tượng co thắt mạch vành cũng có thể làm ngưng dòng máu dẫn dến nuôi cơ tim.

 

1. Triệu chứng cơn nhồi máu cơ tim

Triệu chứng điển hình là đau ngực, người bệnh cảm giác đau như bị đè ép, bóp chặt ở giữa ngực, cơ đau có kéo dài 10-15 phút. Cơn đau có thể lan lên vai, cổ, hàm, hoặc lan dọc theo cánh tay trái.

Cấp cứu đúng và kịp thời tăng tỷ lệ sống cho người bệnh nhồi máu cơ tim.

 

Các triệu chứng phụ kèm theo như vã mồ hôi, buồn nôn, chóng mặt, bất tỉnh, mệt nhọc, khó thở, tái nhợt, tim đập nhanh. Ngoài ra, một số trường hợp nhồi máu cơ tim lại không có biểu hiện rõ ràng.

 

2. Cấp cứu khi bị nhồi máu cơ tim

2.1. Khi xuất hiện các cơn đau ngực kéo dài, người bệnh cần lưu ý:

-Ngưng ngay hoạt động và công việc đang làm, báo cho người thân, nằm nghỉ, sử dụng thuốc nitroglycerine ngậm dưới lưỡi (trường hợp bạnđã được chẩn đoán bệnh mạch vành).

Đưa ngay bệnh nhân đến bệnh viện để được cấp cứu.

 

-Nhập viện sau 10-30 phút khi cơn đau không thuyên giảm.

Nhồi máu cơ tim là một hiện tượng nguy hiểm, tuy nhiên nếu nhận biết sớm để điều trị kịp thời (dùng thuốc làm tan huyết khối hoặc phẫu thuật nong động mạch vành), bệnh nhân sẽ tránh được tử vong và những biến chứng sau đó. Càng vào viện sớm, khả năng hồi phục hoàn toàn càng cao.Hiệu quả điều trị sẽ tốt nhất nếu bệnh nhân được xử trí trong vòng 1 giờ đầu.

Để xác định chẩn đoán, bác sĩ sẽ làm một số xét nghiệm như điện tâm đồ, chụp động mạch vành..Những biện pháp này cũng giúp bác sĩ lựa chọn phương pháp điều trị. Cách điều trị tốt nhất hiện nay cho chứng nhồi máu cơ tim là can thiệp mạch vành, và phẫu thuật này chỉ có tác dụng trong 12 giờ đầu.

2.2. Cách xử lý khi bị nhồi máu cơ tim ở nhà:

Với những người có tiền sử nhồi máu cơ tim hoặc bị bệnh mạch vành cần tuân thủ đều đặn chế độ thuốc mà bác sĩ đã kê đơn.
Nếu bệnh nhân bị lên cơn đau thắt ngực ở nhà cần cho bệnh nhân uống ngay thuốc giãn mạch vành (Risordan ngậm dưới lưỡi hay Nitroglycerine xịt dưới lưỡi). Đưa bệnh nhân đến bệnh viện để được cấp cứu nhanh chóng.

Nhồi máu cơ tim có thể làm bệnh nhân đột tử, hoặc nếu may mắn qua khỏi đợt nhồi máu cơ tim cấp thì cũng có thể có những di chứng như suy tim, loạn nhịp tim… Vì thế, khi phát hiện nhồi máu cơ tim cấp thì bệnh nhân bắt buộc phải được nhanh chóng đưa vào bệnh viện để điều trị tích cực chứ không được điều trị tại nhà.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top