Đây là những cảnh báo hết sức thiết thực của các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Warwick ở Anh. Kết quả cho thấy những người có công việc chỉ ngồi bàn có vòng eo lớn hơn (có thể lên đến 97cm), trong khi những người khác vòng eo lớn nhất chỉ 94cm. Những người ngồi lâu một chỗ cũng có chỉ số khối cơ thể (BMI) khác những người không làm công việc này.
Hơn nữa, trong vòng 10 năm, những người ngồi bàn giấy có nguy cơ mắc bệnh tim mạch là 2.2%, trong khi nguy cơ này ở những người khác chỉ là 1.6%.
Ngoài ra, trong một ngày cứ 5 giờ mà ngồi làm thêm 1 giờ thì cũng làm tăng lượng cholesterol xấu (LDL) và làm giảm lượng cholesterol tốt (HDL).
'Ngồi nhiều trong tư thế ít vận động trong thời gian dài sẽ dẫn đến vòng eo càng to ra, lượng triglycerides (chất béo tự nhiên trong mô) cao (tương đương với mỡ trong máu cao) và lượng cholesterol tốt HDL thấp. Tất cả những yếu tố này góp phần làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim hơn' - William Tigbe nhà nghiên cứu tại Đại học Warwick ở Anh cho biết.
Ngược lại, đi bộ hơn 15.000 bước mỗi ngày, tương đương với đi bộ 11-13km có thể làm giảm các yếu tố nguy cơ bệnh tật - Tigbe bày tỏ thêm trong bài báo đăng trên Tạp chí Béo phì Quốc Tế.
Mặc dù nghiên cứu này có thể chỉ được sử dụng làm cơ sở cho các mục tiêu y tế công cộng về các nội dung tuyên truyền liên quan đến việc đi lại nhiều tránh các rủi ro liên quan đến trao đổi chất, nhưng nghiên cứu cũng là điều đáng lưu ý để mọi người xác định nghề nghiệp, hoặc ít ra cũng biết cách tự thay đổi, tự vận động khi có công việc bàn giấy.
Sự tiến hóa của xã loại khiến chúng ta trở thành loài người, nhưng tạo hóa chắc không hề muốn loài người chỉ ngồi một chỗ cả ngày. Chúng ta phải tự thay đổi, tự làm cho bản thân khỏe mạnh hơn như những người thợ săn bắt hái lượm dù làm việc bàn giấy bằng cách chịu khó vận động, đi lại nhiều hơn ít nhất 7 đến 8 giờ mỗi ngày – Mike, Giáo sư tại Đại học Glasgow khuyến cáo.
James A. Levine (nhà phát minh bàn máy chạy bộ và giám đốc của Obesity Solutions tại Mayo Clinic và Đại học Bang Arizona), Charles E. Matthews (điều tra viên Viện Ung thư Quốc gia và tác giả của một số nghiên cứu về hành vi tĩnh tại) cùng với Jay Dicharry (giám đốc phòng thí nghiệm sinh học REP ở Bend, Ore và là tác giả của cuốn 'Anatomy for Runners'), tal Amasay (nhà sinh vật học tại Khoa Thể thao và Thể thao thuộc Đại học Barry) đã thống nhất và chỉ ra một số nguy hại khi một người ngồi quá nhiều:
- Tuyến tụy hoạt động kém, tăng nguy cơ bệnh tiểu đường: Tụy sản sinh ra insulin - một hormone mang gluco tới các tế bào năng lượng. Nhưng các tế bào trong cơ bắp nhàn rỗi không phản ứng nhanh như insulin, vì vậy tuyến tụy sản sinh nhiều hơn và có thể dẫn đến bệnh tiểu đường và các bệnh khác.
- Ung thư ruột kết: Có nhiều nghiên cứu đã đề cập đến mối liên hệ giữa việc ngồi nhiều với nguy cơ mắc ung thư ruột kết, ung thư vú và nội mạc tử cung. Mặc dù nguyên do chưa rõ ràng, nhưng một số giả thuyết cho rằng lượng insulin dư thừa khuyến khích sự phát triển của tế bào. Trong khi đó, vận động thường xuyên sẽ tăng cường các chất chống oxy hoá tự nhiên có thể diệt các gốc tự do gây hại tế bào và có khả năng gây ung thư.
- Thoái hóa cơ: Khi bạn đứng, di chuyển hoặc thậm chí ngồi thẳng, cơ bụng sẽ giữ cho cơ thể ở tư thế thẳng. Nhưng khi bạn ngồi thả mình vào ghế, các cơ bắp không được sử dụng sẽ trở nên căng cứng, tình trạng cột sống cũng không được giữ thẳng nên dễ dẫn tới thoái hóa cơ và sai tư thế.
- Rối loạn tuần hoàn ở chân: Ngồi lâu một chỗ trong thời gian dài làm chậm lưu thông máu - quá trình làm cho chất lỏng tràn vào chân, gây ra các vấn đề ở chân bao gồm sưng mắt cá sưng, giãn tĩnh mạch, cục máu đông...
- Sương mù não: Các cơ vận động để bơm máu tươi và oxy qua não và kích hoạt việc giải phóng tất cả các loại chất thải độc và tăng cường tâm trạng tốt. Khi chúng ta ngồi yên trong một thời gian dài, mọi thứ đều chậm lại, bao gồm chức năng não, dễ dẫn đến hiện tượng sương mù não, cản trở các suy nghĩ và tư duy.
- Cứng cổ: Nếu phần lớn thời gian làm việc của bạn là ngồi một chỗ, đầu kẹp lấy điện thoại để nói chuyện trong khi tay vẫn gõ bàn phím... thì rất có thể bạn dễ gặp tình trạng căng cứng cổ. Tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến đến sự mất cân bằng tư thế vĩnh viễn.
- Ngồi trên một thứ gì đó lung lay như một quả bóng tập thể dục hoặc thậm chí là một chiếc ghế không có tựa lưng để buộc cơ bắp cốt lõi của bạn hoạt động. Ngồi thẳng và đặt hai bàn trên sàn nhà để hỗ trợ khoảng 1/4 trọng lượng cơ thể.
- Căng các khớp hông 3 phút một bên mỗi ngày một lần.
- Đi bộ một chút trong khi làm việc, có thể đứng lên lấy nước uống.
- Cố gắng tập yoga - tư thế Con bò và Con mèo - để cải thiện các cơ vùng lưng
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh