✴️ Ngừng tuần hoàn

Nội dung

ĐẠI CƯƠNG

Cấp cứu ngừng tuần hoàn cơ bản hay hồi sinh tim phổi phải được bắt đầu ngay lập tức khi phát hiện bệnh nhân ngừng tuần hoàn. Do khoảng thời gian từ gọi cấp cứu đến khi đội cấp cứu có mặt thường trên 5 phút nên khả năng bệnh nhân được cứu sống hay không khi ngừng tuần hoàn dường như phụ thuộc vào xử trí của cấp cứu tại chỗ.

Shock điện cấp cứu phá rung thất kết hợp với hồi sinh tim phổi sẽ có hiệu quả cao nhất nếu được thực hiện trong vòng 5 phút từ khi ngừng tuần hoàn xảy ra, tỉ lệ cứu sống bệnh nhân có thể lên đến 50-75%.

 

CHẨN ĐOÁN

Chẩn đoán xác định

Dựa vào ba dấu hiệu: mất ý thức đột ngột, ngừng thở, mất mạch cảnh.

Chẩn đoán phân biệt

Cần phân biệt giữa vô tâm thu với rung thất sóng nhỏ bằng điện tâm đồ ít nhất trên hai chuyển đạo.

Cần phân biệt giữa phân ly điện cơ với tình trạng shock, trụy mạch bằng bắt mạch ở ít nhất hai vị trí theo quy ước.

Phân biệt mất mạch cảnh, mạch bẹn do tắc mạch bằng bắt mạch ở ít nhất hai vị trí trở lên.

Chẩn đoán nguyên nhân

Song song với cấp cứu hồi sinh tim phổi cơ bản, cần nhanh chóng tim nguyên nhân gây ngừng tuần hoàn đế cấp cứu có hiệu quả và ngăn ngừa được ngừng tuần hoàn tái phát. Các nguyên nhân sau đây thường gặp và có thể xử trí được: nhồi máu cơ tim, giảm thể tích tuần hoàn, thiếu ôxy nặng, toan hóa máu, tăng/hạ kali máu, hạ đường máu, giảm thân nhiệt, ngộ độc cấp, ép tim cấp, tràn khí màng phổi, tắc mạch phổi, chấn thương...

 

XỬ TRÍ CẤP CỨU TẠI CHỖ

Cấp cứu ngừng tuần hoàn cần được tiến hành ngay khi phát hiện trường họp nghi ngờ ngừng tuần hoàn. Người cấp cứu phải ngay lập tức tiến hành chấn đoán, gọi người hỗ trợ và vừa bắt đầu các biện pháp hồi sinh tim phổi cơ bản ngay.

Cần có một người trong nhóm cấp cứu làm nhiệm vụ chỉ huy để phân công và tổ chức công tác cấp cứu đúng trình tự và đồng bộ. Cần song song ghi chép các thông tin cần thiết về ca cấp cứu cũng như tiến trình cấp cứu.

Thiết lập không gian cấp cứu đủ rộng và thoáng, hạn chế tối đa sự có mặt của những người không tham gia cấp cứu để tránh cản trở công tác cấp cứu.

Tiến hành ngay hồi sinh tim phổi cơ bản (ABC) đồng thòi gọi người hỗ trợ khi phát hiện bệnh nhân nghi ngờ bị ngừng tuần hoàn (không cử động, không phản ứng khi lay gọi...)

Kiểm soát đường thở:

Đặt bệnh nhân nằm ngửa đầu, cồ ưỡn, làm thủ thuật kéo hàm dưới, nâng cằm để khai thông đường thở.

Cần đặt nội khí quản càng sớm càng tốt nhưng không được làm châm shock điện và không làm gián đoạn ép tim/ thổi ngạt quá 30 giây.

Kiểm soát và hỗ trợ hô hấp: thổi ngạt hoặc bóp bóng.

Nếu bệnh nhân không thở: thổi ngạt hoặc bóp bóng 2 lần liên tiếp, sau đó kiểm tra mạch:

Nếu có mạch: tiếp tục thổi ngạt hoặc bóp bóng.

Nếu không có mạch: thực hiện chu kỳ ép tim/thổi ngạt (hoặc bóp bóng) theo tỉ lệ 30/2.

Nhịp thở nhân tạo (thổi ngạt, bóp bóng): đưa khí vào phổi bệnh nhân trong 1 giây, đủ làm lồng ngực phồng lên nhìn thấy được với tần số nhịp thổi ngạt/ bóp bóng là 10-12 lần/ phút đối với người lớn, 12-20 lần/phút đối với trẻ nhỏ.

Sau khi đã có đường thở nhân tạo (ví dụ ống nội khí quản), tần số bóp bóng là 8-10 lần/phút và ép tim là 80 - 100 lần/phút, lưu ý là thực hiện đồng thời, không cần ngừng ép tim để bóp bóng.

Nối oxy với đường thở ngay khi có oxy.

Kiểm soát và hỗ trợ tuần hoàn: ép tim ngoài lồng ngực.

Kiếm tra mạch cảnh (hoặc mạch bẹn) trong vòng 10 giây. Neu không thấy mạch, tiến hành ép tim ngay.

Ép tim ở vị trí 1/2 dưới xương ức, lún 1/3 đến 1/2 lồng ngực (lún 4-5 cm đối với ngực người lớn) đủ để sờ thấy mạch nẩy khi ép. Tần số ép tim phải đạt 80 - 100 lần/phút

Tỉ lệ ép tim/thông khí là 30/2 đối với bệnh nhân người lớn hoặc bệnh nhân trẻ nhỏ, nhũ nhi nhưng chỉ có một người cấp cúư. Tỉ lệ ép tim/thông khí có thể là 15/2 đối vói trẻ nhỏ, nhũ nhi khi có hai người cấp cứu.

Kiếm tra mạch trong vòng 10 giây sau mỗi 5 chu kỳ ép tim/thổi ngạt hoặc sau mồi 2 phút (một chu kỳ ép tim/ thối ngạt bao gồm 30 lần ép tim/2 lần thổi ngạt).

Ghi điện tâm đồ sớm ngay khi có thể và shock điện ngay nếu có chỉ định

Nhanh chóng ghi điện tâm đồ và theo dõi điện tim trên máy theo dõi. Phân loại ba loại điện tâm đồ: rung thất/nhịp nhanh thất, vô tâm thu, phân li điện cơ.

 

HỒI SINH TIM PHỔI TẠI BỆNH VIỆN

Tuân thủ các nguyên tắc ABCD như trong cấp cứu ban đầu, tuy nhiên chú ý là phá rung (bước D) phải được tiến hành càng sớm càng tốt. Đe có kết quả tốt, nhóm cấp cứu cần được tổ chức tốt, có một người làm trưởng nhóm đứng bao quát, quyết định các y lệnh.

A: Khai thông đường thở, tư thế đầu ngửa ra, đặt bệnh nhân trên nền cứng phẳng.

B: Bóp bóng oxy 100% qua mặt nạ mũi miệng, đặt nội khí quản (NKQ) cấp cứu, bóp bóng hay thở máy qua NKQ.

C: Đặt đường truyền tĩnh mạch ngoại biên, dùng thuốc, đồng thời với ép tim ngoài lồng ngực, nhịp độ 15 ép tim/1 nhịp bóp bóng hay thở máy.

D: Phá rung, ghi điện tim bằng hai bản cực của máy sốc điện (paddles). Trên màn hình ghi điện tim, có thể gặp các tình huống sau:

Rung thất hoặc nhịp nhanh thất

Sốc điện 3 lần liên tiếp 200J - 3001 - 3601 (chú ý là shock điện không đồng bộ, khoảng cách giữa các lần shock chỉ vừa đủ cho quan sát hình ảnh điện tim trên màn hình của máy sốc điện).

Adrenaline 1 mg/3-5 phút/lần tĩnh mạch, hoặc vasopressin 40 UI tĩnh mạch 1 lần duy nhất.

Shock điện 360 J (tối đa 3 lần).

Cân nhắc dùng thuốc điều trị loạn nhịp như amiodarone, hoặc xylocaine, maginesi sulíate, hoặc procainamide.

Shock điện tiếp 360 J sau mồi lần dùng thuốc.

Đồng thời liên tục duy trì các bước ABC, xem xét các nguyên nhân có thể can thiệp được ngay như tràn khí màng phổi, sốc giảm thể tích, ép tim cấp, rối loạn điện giải như tăng, giảm kali, giảm maginesi, nhiễm toan, ngộ độc, nhồi máu cơ tim, nhồi máu phổi, hạ thân nhiệt.

Phân ly điện cơ, hình ảnh điện tim gần như bình thường nhưng không có mạch.

Kiểm tra mạch ở hai vị trí khác nhau.

Adrenaline 1 mg/3-5 phút/lần tĩnh mạch.

Neu mạch chậm có thế dùng atropin tiêm tĩnh mạch 1 mg/3-5 phút (tối đa 3 mg).

Duy tri các bước ABC, tìm và điều trị các nguyên nhân có thể can thiệp được ngay.

Vô tâm thu, điện tâm đồ là đường thắng

Kiểm tra ở hai chuyển đạo trở lên.

Tiêm adrenaline 1 mg/3-5 phút/lần tĩnh mạch.

Atropin tiêm tĩnh mạch 1 mg/3-5 phút (tối đa 3 mg).

Đặt máy tạo nhịp nếu có điều kiện kỹ thuật.

Duy trì các bước ABC, tìm và điều tri các nguyên nhân có thể can thiệp được ngay.

Dừng cấp cứu sau 10 phút nếu không có kết quả và không tìm được nguyên nhân.

 

ĐIỀU TRỊ SAU HỒI SINH TIM PHỐI

Tụt huyết áp: truyền dịch, dopamine, adrenaỉỉne.

Thuốc chống loạn nhịp tái phát trong rung thất, nhịp nhanh thất gây ngừng tuần hoàn: xylocaine, amiodarone truyền tĩnh mạch.

Đặt máy tạo nhịp dự phòng nếu có nguy cơ nhịp chậm.

Điều trị nguyên nhân gãy ngừng tuần hoàn.

 

PHÒNG BỆNH

Ngừng tuần hoàn thường xảy ra đột ngột, không dự đoán trước được. Tất cả các nhân viên cấp cứu, nhân viên y tế cứu hộ phải được huấn luyện kỹ càng và chuẩn bị sẵn sàng cho cấp cứu ngừng tuần hoàn. Các xe cấp cứu, các cơ sở cấp cứu cần có các phương tiện và thuốc cấp cứu cần thiết cho cấp cứu ngừng tuần hoàn.

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Lick CJ, Auíderheide TP, Niskanen RA, et al. Take Heart America: A comprehensive, community-wide, systems-basCƠ approach to the treatment of cardiac arrest. Crit CareMCƠ. lan 201 l;39(l):26-33.

Ogawa T, Akahane M, Koike s, et al. Outcomes of chest compression only CPR versus conventional CPR conductCƠ by lay people in patients with out of hospital cardiopulmonary arrest witnessCƠ by bystanders: natiomvide population basCƠ observational study. BMJ. lan 27 201 l;342:c7106.

Berg RA, Hemphill R, Abella BS, et al Part 5: Adult Basic Life Support: 2010 American Heart Association Guidelines for Cardiopulmonary Resuscitation and Emergency Cardiovascular Care. Circuỉation. 2010;122:S685-S705.

American Heart Association. Part 8: Adult AdvancCƠ Cardiovascular Life Support: 2010 American Heart Association Guidelines for Cardiopulmonary Resuscitation and Emergency Cardiovascular Care. Circulatỉon. Nov 2 2010; 122(18 Suppỉ 3):S729-67.

Eisenberg MS, Mengert TJ. Cardiac resuscitation. N Engl J MCƠ. Apr 26 2Q01;344(17): 1304-13.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top