✴️ Những lưu ý chăm sóc bệnh nhân khi mổ sỏi mật

Nội dung

1. Ngay sau phẫu thuật

Sỏi mật được hình thành chủ yếu từ sự kết tụ của cholesterol, do mất cân bằng của các thành phần có trong dịch mật như cholesterol, billirubin, muối canxi...

Sỏi mật được hình thành chủ yếu từ sự kết tụ của cholesterol, do mất cân bằng của các thành phần có trong dịch mật như cholesterol, billirubin, muối canxi…

Ngay sau khi phẫu thuật sỏi mật, người bệnh không tự sinh hoạt được mà sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào bạn. Vì vậy, ở giai đoạn này bạn sẽ đóng vai trò giống như một nhân viên y tế, theo dõi sát sao quá trình hồi phục của người bệnh. Nếu thấy các dấu hiệu bất thường xảy ra như chảy máu vết mổ nhiều, nhịp tim quá nhanh hay quá chậm, khó thở, đau đớn nhiều… thì bạn phải ngay lập tức báo bác sỹ.
Sau phẫu thuật khoảng 6 – 8h, người bệnh đã có thể bắt đầu ăn trở lại, lúc này bạn chỉ chỉ nên cho người bệnh  ăn các món lỏng, dễ tiêu như cháo, súp và kiêng hoàn toàn chất béo. Theo dõi sau mỗi bữa ăn, nếu người bệnh không có cảm giác khó chịu, có thể thêm dần chất béo vào thực đơn hàng ngày nhưng vẫn ở mức hạn chế.

 

2. Vài ngày sau phẫu thuật

Lưu ý chăm sóc bệnh nhân khi mổ sỏi mật width=

Vài ngày sau phẫu thuật, người bệnh có thể xuất hiện những cơn đau. Đau có thể do hết thuốc tê, do ứ trệ dịch mật, hoặc do các dụng cụ, thao tác trong quá trình phẫu thuật làm tổn thương đường mật. Nếu người bệnh có cảm giác đau nhiều, lan lên vai và ra sau lưng thì nên cho người bệnh ngồi thẳng hoặc nghiêng về phía sau với góc 45-60o, đầu gối có thể cong hoặc thẳng.
Bạn cần để ý kỹ đến vết mổ xem có xuất hiệu các dấu hiệu bất thường (nếu mổ hở) như phù nề, dịch mủ… hay không? Nếu có cần phải báo với bác sỹ để được xử lý kịp thời. Người bệnh cũng cần thực hiện thay băng, vệ sinh vết mổ sạch sẽ, luôn để vết mổ khô ráo, đồng thời không nên di chuyển, vận động mạnh.
Một số người bệnh có thể cần phải đặt ống dẫn lưu Kehr sau phẫu thuật. Thông thường ống dẫn Kehr sẽ được rút sau 1 tuần, tuy nhiên trong một số trường hợp có thể phải mang ống dẫn lưu về nhà trong khoảng thời gian vài tháng. Lúc này bạn cần chú ý theo dõi lượng dịch mật hàng ngày, nếu thấy dịch mật có màu sắc xanh đục, có lẫn mủ, dịch mật quá đặc hoặc quá loãng… chảy ra khỏi ống dẫn lưu cần báo ngay cho bác sỹ điều trị.

 

3. Theo dõi biến chứng sau phẫu thuật

Sau phẫu thuật, người bệnh sỏi mật có thể xuất hiện các biến chứng nhẹ trên đường tiêu hóa chẳng hạn chướng, chậm tiêu, táo bón, tiêu chảy, thậm chí là các biến chứng nặng như nhiễm trùng, rò rỉ mật, tổn thương ống mật… Khi thấy người bệnh xuất hiện các dấu hiệu: đau kéo dài sau mổ, ăn uống đầy chướng, chậm tiêu, táo bón, sốt nhẹ… tốt nhất nên đưa họ quay trở lại viện để được thăm khám cẩn thận.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top