Cảm cúm là bệnh lý do virus gây ra, thường gặp ở phụ nữ mang thai do sức đề kháng suy giảm. Mặc dù cảm cúm thông thường không quá nguy hiểm, nhưng trong thai kỳ, đặc biệt là 3 tháng đầu, bệnh có thể gây ra những rủi ro như dị tật thai nhi, sảy thai, sinh non nếu không được xử trí đúng cách.
Do việc sử dụng thuốc kháng virus và giảm đau trong thời kỳ mang thai có thể gây ảnh hưởng xấu đến thai nhi, phụ nữ mang thai được khuyến cáo nên ưu tiên các biện pháp không dùng thuốc trong điều trị cảm cúm mức độ nhẹ đến trung bình.
Cảm cúm không quá nguy hiểm nhưng với phụ nữ mang thai đây lại là căn bệnh đáng ngại và đáng sợ
Công dụng: Theo y học cổ truyền, các loại lá như kinh giới, tía tô, cam thảo có tác dụng phát tán phong hàn, giải cảm, hạ sốt.
Cách dùng: Sắc 15g kinh giới + 15g tía tô + 2,5g cam thảo trong 400ml nước, đun nhỏ lửa 10–15 phút, chia làm 2–3 lần uống trong ngày.
Tác dụng: Giúp thông thoáng đường hô hấp, giảm nghẹt mũi, hỗ trợ tiêu đờm.
Nguyên liệu: Lá bưởi, tía tô, bạc hà, gừng, chanh, rau tần, hành tươi (mỗi loại 50–100g).
Cách xông: Đun sôi các loại lá, mở hé nắp, xông mặt khoảng 5–10 phút. Sau xông nên uống một ly nước ấm pha muối nhẹ để bù nước và điện giải.
Tác dụng: Cháo nóng giúp toát mồ hôi, hành và tía tô có tính ấm, hỗ trợ giải cảm. Trứng cung cấp dinh dưỡng cần thiết cho mẹ và thai nhi.
Tác dụng: Tỏi có đặc tính kháng khuẩn, kháng virus tự nhiên, giúp hỗ trợ hệ miễn dịch.
Cách dùng: Giã nát 1–2 tép tỏi sống, pha với nước ấm và uống. Có thể kết hợp tỏi trong chế độ ăn hàng ngày.
Vai trò: Tăng cường sức đề kháng, rút ngắn thời gian mắc cúm.
Cách bổ sung: Ăn các loại trái cây giàu vitamin C (cam, chanh, bưởi, kiwi…) hoặc theo chỉ định bác sĩ, có thể dùng viên bổ sung vitamin C liều thấp (không tự ý dùng liều cao).
Uống nước lá kinh giới, tía tô giúp trị cảm cúm hiệu quả
Lợi ích: Giúp làm loãng dịch nhầy, giữ ẩm đường hô hấp và hỗ trợ quá trình đào thải virus.
Lưu ý: Ưu tiên nước ấm, nước ép trái cây, súp, cháo loãng.
Tác dụng: Nước muối sinh lý 0,9% có tác dụng giảm viêm, sát khuẩn vùng họng và khoang miệng, ngăn ngừa biến chứng viêm họng, nhiễm trùng.
Khuyến cáo: Phụ nữ mang thai nên tránh nơi đông người, đeo khẩu trang khi ra ngoài, tránh tiếp xúc trực tiếp với người đang có triệu chứng cảm cúm.
Uống nước tỏi hoặc ăn tỏi sống có tác dụng chữa cảm cúm hiệu quả
Mặc dù các biện pháp không dùng thuốc có thể cải thiện triệu chứng cảm cúm nhẹ, nhưng phụ nữ mang thai cần đi khám ngay khi có các biểu hiện sau:
Sốt ≥ 38,5°C kéo dài trên 24 giờ.
Ho nhiều, khó thở, tức ngực.
Đau đầu dữ dội, mệt mỏi nghiêm trọng.
Giảm vận động thai (nếu đã cảm nhận được).
Tiền sử có bệnh lý nền hoặc đang trong 3 tháng đầu thai kỳ.
Cảm cúm khi mang thai có thể được kiểm soát tốt bằng các biện pháp dân gian an toàn và thay đổi lối sống phù hợp. Tuy nhiên, không được chủ quan, cần theo dõi sát tình trạng sức khỏe và liên hệ bác sĩ sản khoa ngay khi có biểu hiện bất thường để đảm bảo an toàn cho mẹ và thai nhi.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh