Nhịp tim nhanh có nguy hiểm không?

Nội dung

Nhịp tim nhanh có nguy hiểm không là thắc mắc chung của rất nhiều người có nhịp tim trên 100. Mặc dù tim đập nhanh có thể đáng lo ngại, nhưng đa phần thường vô hại, vì tim vẫn bơm máu hiệu quả.

 

1. Nhịp tim nhanh có nguy hiểm không?

Nhịp tim nhanh nếu không được điều trị kịp thời hiệu quả, bệnh có thể gây nên nhiều biến chứng tim mạch nguy hiểm như:

– Ngất xỉu: người bệnh nhịp tim nhanh rất có thể dẫn đến tình trạng ngất xỉu, nhất là đối với những bệnh nhân thường xuyên lao động quá sức. Đây được xem là 1 trong những dấu hiệu của bệnh tim mạch, hở van tim hay bệnh lý tim bẩm sinh.

 

Nhịp tim nhanh có thể gây biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị hiệu quả

 

  • Ngừng tim: Tim đập nhanh có một vài trường hợp gây ngừng tim ở người bệnh, đây tuy là biến chứng hiếm gặp, tuy nhiên không phải không xảy ra. Hiện tượng thường xuyên đánh trống ngực rất có thể gây ngừng tim. Đây cũng chính là câu trả lời cho câu hỏi nhịp tim đập nhanh có nguy hiểm không?
  • Suy tim: Biến chứng thường gặp nhất của nhịp tim nhanh là suy tim. Do tim đập nhanh nên hiệu quả hoạt động của tim không hiệu quả trong một thời gian dài, và đó là nguyên nhân khiến cho chất lượng của quả tim bị suy giảm.
  • Đột quỵ: Biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh nhịp tim nhanh đó là gây đột quỵ, nguy cơ đột quỵ ở người bệnh này thường không được báo trước, bởi khi bị đánh trống ngực, tim sẽ rung thay vì đập đúng cách, do đó rất dễ gây ra những cục máu đông di chuyển đến não và gây đột quỵ.

 

2. Chẩn đoán nhịp tim nhanh như thế nào?

Để chẩn đoán chính xác tình trạng tim đập nhanh hay không các bác sĩ có thể chỉ định thực hiện một số xét nghiệm như:

  • Điện tâm đồ (ECG)
  • Theo dõi Holter
  • Ghi sự kiện
  • Chụp X quang
  • Siêu âm tim

 

3. Nhịp tim nhanh phải làm sao?

Để chữa trị tim đập nhanh, các bạn cần chú ý những điều cơ bản sau:

  • Giảm các căng thẳng hoặc lo âu, stress trong cuộc sống
  • Tránh xa các chất kích thích như thuốc lá, rượu, bia, …
  • Luyện tập thể dục thể thao điều độ: mỗi ngày nên dành 30’ để đi bộ, yoga, thiền,..
  • Chế độ dinh dưỡng hợp lí, khoa học. Hạn chế những thức ăn có nhiều dầu mỡ,
  • Cholesterol như: đồ ăn nhanh, nội tạng động vật, mỡ động vật,..
  • Nên tăng cường những thực phẩm tốt cho tim mạch như: rau xanh, trái cây, các loại hạt nguyên cám,…
  • Thăm khám sức khỏe tim mạch ngay khi có dấu hiệu tim đập nhanh và cần theo dõi thường xuyên tránh biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top