Những câu hỏi thường gặp về bệnh suy tim

Nội dung

Suy tim là một trong những bệnh lý tim mạch phổ biến. Nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời bệnh có thể dẫn tới nhiều biến chứng nghiêm trọng, thậm chí đe dọa tính mạng. Cùng tìm hiểu về căn bệnh này qua những câu hỏi thường gặp dưới đây.

 

1. Suy tim là gì?

Suy tim là trạng thái bệnh lý trong đó cơ tim mất khả năng cung cấp máu theo nhu cầu cơ thể, lúc đầu khi gắng sức sai đó là cả khi nghỉ ngơi.
 

Suy tim là trạng thái bệnh lý trong đó cơ tim mất khả năng cung cấp máu theo nhu cầu cơ thể, lúc đầu khi gắng sức sai đó là cả khi nghỉ ngơi. Suy tim tiến triển dần theo thời gian khi hoạt động bơm của tim yếu dần. Tuy nhiên suy tim không có nghĩa là trái tim đã ngừng làm việc hoặc sắp ngừng làm việc.

Khi tim bị suy yếu do suy tim, máu và chất lỏng có thể tích tụ ở phổi, bàn chân và mắt cá chân. Người bị suy tim thường mệt mỏi và khó thở.

 

2. Nguyên nhân nào dẫn tới suy tim?

Suy tim thường là do một số bệnh hoặc điều kiện gây thiệt hại cho cơ tim, chẳng hạn như bệnh mạch vành, nhồi máu cơ tim. Bệnh tiểu đường và cao huyết áp cũng góp phần làm tăng nguy cơ suy tim. Những người đã từng bị nhồi máu cơ tim có rủi ro cao bị suy tim.

 

3. Triệu chứng của suy tim là gì?

Không chỉ có tim, các bộ phận khác trên cơ thể cũng bị ảnh hưởng bởi bệnh suy tim. Các triệu chứng phổ biến nhất của suy tim bao gồm khó thở, mệt mỏi, sưng. Sưng xảy ra do sự tích tụ của các chất lỏng trong cơ thể, người bệnh bị tăng cân, đi tiểu nhiều và ho thường xuyên.

 

4. Ai dễ bị suy tim?

Suy tim phổ biến hơn ở:

  • Những người từ 65 tuổi trở lên.
  • Người bị thừa cân
  • Người đã từng bị nhồi máu cơ tim
  • Nam giới
Người trên 65 tuổi có nguy cơ cao bị suy tim.
 

Lão hóa có thể làm suy yếu cơ tim. Những người già mắc nhiều bệnh cũng có thể dẫn tới suy tim.

Béo phì, thừa cân làm gia tăng căng thẳng quá mức cho tim. Thừa cân cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và bệnh tiểu đường loại 2. Các bệnh này có thể dẫn đến suy tim.

Tiền sử bị nhồi máu cơ tim cũng là yếu tố nguy cơ của bệnh suy tim.

Theo thống kê, tỷ lệ nam giới bị suy tim cao hơn so với phụ nữ.

 

5. Làm thế nào để ngăn chặn suy tim?

Các biện pháp giúp ngăn ngừa suy tim bao gồm:

  • Kiểm soát lượng cholesterol trong cơ thể, giữ huyết áp ở mức ổn định.
  • Kiểm soát tình trạng bệnh tiểu đường
  • Duy trì trọng lượng cơ thể ở mức hợp lý
  • Bỏ hút thuốc
  • Duy trì một chế độ ăn uống tốt cho tim
  • Hạn chế uống rượu bia
  • Ăn một chế độ ăn ít muối vì muối có thể gây ra lượng nước dư thừa tích tụ trong cơ thể của bạn và cũng góp phần làm tăng huyết áp.
  • Tập thể dục thường xuyên. Cố gắng dành ít nhất 30 phút mỗi ngày để tập thể dục.

 

6. Người bệnh cần thực hiện xét nghiệm nào để chẩn đoán bệnh suy tim?

Không có một xét nghiệm cụ thể nào giúp chẩn đoán suy tim. Do các triệu chứng của suy tim cũng có thể gặp ở nhiều bệnh khác. Để chẩn đoán suy tim, bác sĩ sẽ tìm hiểu về tiền sử bệnh, thăm khám trực tiếp và thực hiện thêm một số xét nghiệm khác. Trong quá trình khám lâm sàng, bác sĩ sẽ lắng nghe âm thanh bất thường của tim, phổi cũng như xem dấu hiệu sưng ở chân, mắt cá chân…

 

Để chẩn đoán suy tim, bác sĩ sẽ tìm hiểu về tiền sử bệnh, thăm khám trực tiếp và thực hiện thêm một số xét nghiệm khác.
 

Nếu có dấu hiệu suy tim, bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh tiến hành một số xét nghiệm như:

  • Điện tâm đồ: để đo tốc độ và tính đều đặn của nhịp tim.
  • Chụp X quang để kiểm tra tim, phổi
  • Xét nghiệm BNP để đo nồng độ của hormone BNP trong máu. BNP gia tăng là dấu hiệu cảnh báo suy tim.

Người bệnh cũng có thể cần phải làm thêm các xét nghiệm khác để xác định nguyên nhân của suy tim. Các xét nghiệm này bao gồm siêu âm tim, điện tim Holter, nghiêm tim gắng sức.

 

7. Suy tim được điều trị như thế nào?

Điều trị suy tim bao gồm:

  • Thay đổi lối sống
  • Sử dụng thuốc
  • Chăm sóc đặc biệt cho những người ở giai đoạn tiến triển của bệnh

 

8. Điều chỉnh lại lối sống như thế nào để hỗ trợ suy tim?

Những thay đổi lối sống để điều tri suy tim bao gồm:

  • Giảm bớt lượng muối trong chế độ ăn uống.
  • Chế độ ăn uống cân bằng các chất dinh dưỡng.
  • Giảm cân với những người béo phì.
  • Bỏ hút thuốc
  • Tăng cường luyện tập thể dục, thể thao

 

9. Những loại thuốc nào được dùng để điều trị suy tim?

Có nhiều loại thuốc được sử dụng để điều trị suy tim, bao gồm thuốc lợi tiểu, thuốc ức chế men chuyển, thuốc chẹn beta và digoxin.
 

Có nhiều loại thuốc được sử dụng để điều trị suy tim, bao gồm thuốc lợi tiểu, thuốc ức chế men chuyển, thuốc chẹn beta và digoxin. Thuốc lợi tiểu được sử dụng để làm giảm sự tích tụ chất lỏng. Thuốc ức chế men chuyển cải thiên tình trạng suy tim bằng cách làm giảm huyết áp. Thuốc chẹn beta giúp làm chậm nhịp tim, trong khi đó digoxin lại ảnh hưởng đến các hormone làm trầm trọng trên suy tim.

 

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top