Những thông tin cần biết về viêm nội tâm mạc

Nhiều triệu chứng của bệnh sẽ tương đồng với các triệu chứng của bệnh cúm hoặc một vài tình trạng viêm khác như viêm phổi. Tuy nhiên, một số bệnh nhân sẽ gặp những triệu chứng nghiêm trọng xuất hiện đột ngột. Những triệu chứng này có thể là do viêm hoặc tổn tương liên quan mà bệnh gây ra.

Những triệu chứng phổ biến của bệnh viêm nội tâm mạc

  • Tiếng thổi ở tim
  • Da nhợt nhạt
  • Sốt hoặc ớn lạnh
  • Đổ mồ hôi đêm
  • Đau cơ hoặc khớp
  • Buồn nôn hoặc giảm cảm giác thèm ăn
  • Cảm thấy căng đầy phần bên trái của bụng
  • Giảm cân ngoài mong muốn
  • Sưng bàn chân, chân hoặc bụng
  • Ho hoặc khó thở

 

Những triệu chứng ít phổ biến hơn gồm:

  • Có máu trong nước tiểu
  • Giảm cân
  • Lách to có thể sờ thấy được

Những thay đổi trên da bao gồm:

  • Xuất hiện đốm đỏ hoặc tím bên dưới ngón tay hoặc ngón chân
  • Các đốm nhỏ màu đỏ hoặc tím do các tế bào hồng cầu thoát ra ngoài từ các mao mạch bị vỡ, các đốm nhỏ thường xuất hiện trên lòng trắng mắt, bên trong má, trên vòm miệng hoặc trên ngực

Các dấu hiệu và triệu chứng của viêm nội tâm mạc ở mỗi người là khác nhau. Tình trạng bệnh có thể thay đổi theo thời gian tùy thuộc vào nguyên nhân gây viêm, tình trạng tim và thời gian đã bị viêm. Nếu bệnh nhân có tiền sử về bệnh tim mạch, phẫu thuật tim hoặc viêm nội tâm mạc trước đó, người bệnh nên đi khám ngay lập tức nếu có bất kỳ triệu chứng nào trong các triệu chứng đã nêu trên. Một điều quan trọng nữa là nếu người bệnh bị sốt liên tục hoặc mệt mỏi bất thường mà không biết lý do tại sao, lúc đó người bệnh cũng cần đi khám để được chẩn đoán sớm nhất.

 

Nguyên nhân gây ra bệnh viêm nội tâm mạc

Nguyên nhân chính gây bệnh đó là sự phát triển quá mức của vi khuẩn. Mặc dù những vi khuẩn này thông thường sống ở trong hoặc bên ngoài bề mặt của cơ thể, tuy nhiên vi khuẩn sẽ xâm nhập vào máu thông qua hệ tiêu hóa. Vi khuẩn cũng thâm nhập thông qua vết cắt trên da hoặc qua mảng sâu răng. Hệ miễn dịch thông thường sẽ tiêu diệt những vi khuẩn này trước khi chúng gây ra các vấn đề, nhưng quá trình miễn dịch này có thể thất bại ở một số người.

Trong bệnh viêm nội tâm mạc, các vi khuẩn di chuyển trong máu và đến tim, nơi chúng phát triển và gây viêm. Viêm nội tâm mạc cũng có thể bị gây ra bởi nấm hoặc các tác nhân khác.

Thực phẩm không phải là nguồn duy nhất giúp vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể. Vi khuẩn có thể xâm nhập vào máu thông qua:

  • Quá trình đánh răng
  • Vệ sinh răng miệng kém hoặc viêm lợi
  • Vừa mới trải qua phẫu thuật cắt lợi
  • Mắc bệnh lây qua đường tình dục
  • Sử dụng kim tiêm bị ô nhiễm
  • Sử dụng ống thông tiểu hoặc qua ống truyền tĩnh mạch

 

Các yếu tố nguy cơ của bệnh

Các yếu tố nguy cơ gây tiến triển bệnh gồm

  • Sử dụng chất kích thích thông qua kim tiêm bị nhiễm vi khuẩn hoặc nấm
  • Sẹo do tổn thương van tim
  • Tổn thương mô do bị viêm nội tâm mạc trong quá khứ bị dị tật tim
  • Thay van tim nhân tạo

 

Điều trị bệnh như thế nào?

Thuốc kháng sinh

Nếu tình trạng viêm nội tâm mạc bị gây ra bởi vi khuẩn, bạn cần được điều trị bằng liệu pháp kháng sinh qua đường tĩnh mạch. Bạn có thể cần sử dụng ít nhất 1 tuần trong bệnh viện, cho đến khi có dấu hiệu cải thiện. Sau đó, bạn vẫn cần tiếp tục duy trì điều trị bằng kháng sinh sau khi ra viện. Tuy nhiên, khi ra viện bạn có thể chuyển sang sử dụng kháng sinh đường uống. Và liệu pháp kháng sinh này thường kéo dài khoảng 6 tuần.

Phẫu thuật

Viêm nội tâm mạc nhiễm trùng kéo dài hoặc van tim bị tổn thương do viêm nội tâm mạc có thể cần phẫu thuật để điều chỉnh. Phẫu thuật có thể được thực hiện để loại bỏ bất kỳ mô chết, mô sẹo, chất lỏng tích tụ hoặc mảnh vụn nào từ mô bị nhiễm bệnh. Phẫu thuật cũng có thể được thực hiện để sửa chữa hoặc loại bỏ van tim bị hư hỏng của bạn và thay thế nó bằng vật liệu nhân tạo hoặc mô động vật.

 

Những bệnh lý có liên quan với bệnh viêm nội tâm mạc

Các biến chứng có thể phát triển do tổn thương do nhiễm trùng. Các biến chứng có thể bao gồm nhịp tim bất thường, chẳng hạn như rung tâm nhĩ, cục máu đông, tổn thương cơ quan khác và tăng bilirubin máu kèm theo vàng da. Máu bị nhiễm trùng cũng có thể gây tắc hoặc cục máu đông di chuyển đến các bộ phận khác của cơ thể bạn.

Các cơ quan khác có thể bị ảnh hưởng bao gồm: Thận, phổi, não và xương.

Vi khuẩn hoặc nấm có thể lưu thông từ tim và ảnh hưởng đến những khu vực này. Những vi trùng này cũng có thể gây áp xe phát triển trong các cơ quan hoặc các bộ phận khác của cơ thể. các biến chứng nghiêm trọng khác có thể phát sinh do viêm nội tâm mạc bao gồm đột quỵ và suy tim.

 

Phòng ngừa bệnh viêm nội tâm mạc như thế nào?

Vệ sinh răng miệng tốt và đi khám răng định kỳ có thể giúp giảm nguy cơ vi khuẩn tích tụ trong miệng và xâm nhập vào máu. Điều này giúp giảm nguy cơ tiến triển của viêm nội tâm mạc do nhiễm trùng hoặc chấn thương răng miệng.

Nếu bạn có tiền sử bệnh tim bẩm sinh, phẫu thuật tim hoặc viêm nội tâm mạc, bạn cần theo dõi các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh. Đặc biệt chú ý đến tình trạng sốt kéo dài và mệt mỏi không rõ nguyên nhân. Bạn cần đi khám ngay khi có bất kỳ triệu chứng nào của bệnh

Ngoài ra một số yếu tố cần tránh đó là không xỏ khuyên trên cơ thể, không xăm mình, không sử dụng ma túy hoặc bất kỳ hành vi nào có thể cho phép vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top