✴️ Những yếu tố có thể ảnh hưởng kết quả đo huyết áp

1. Băng quấn tay hợp kích cỡ (băng quấn nhỏ làm tăng 2-10 mmHg)

2. Quấn vào tay trần (áo chèn băng quấn làm tăng 5-50 mmHg)

3. Đỡ cánh tay (cánh tay không có chỗ tựa làm tăng 10 mmHg)

4. Không bắt chéo chân (bắt chéo chân làm tăng 2-8 mmHg)

5. Đỡ lưng/chân (lưng/chân không có điểm tựa làm tăng 6.5 mmHg)

6. Bàng quang trống (buồn tiểu làm tăng 10 mmHg)

7. Không nói chuyện (mất tập trung và nói chuyện làm tăng 10 mmHg)

 

Có 4 tư thế để đo huyết áp bao gồm:

  • Tư thế ngồi: Là tư thế thường xuyên được sử dụng trong thăm khám và điều trị.

Chỉ nên thực hiện đo huyết áp ở tư thế ngồi khi bệnh nhân ngồi thoải mái trên ghế có tựa lưng.

Lưu ý khi đo huyết áp ở tư thế ngồi, để chỉ số đo được chính xác nhất cần đặt cánh tay ngang với vị trí của tim.

  • Tư thế đứng: có thể là tư thế đứng thẳng hoặc tư thế đứng nghiêng trong nghiệm pháp bàn nghiêng. Tư thế này được ứng dụng trong việc kiểm tra huyết áp để xác định chẩn đoán hạ huyết áp tư thế đứng
  • Tư thế nằm ngửa: Là tư thế sử dụng nhiều cho các bệnh nhân có sức khỏe yếu, gặp khó khăn trong việc vận động, đứng ngồi.
  • Tư thế nằm ngửa bắt chéo chân

4 tư thế được vận dụng và kết hợp linh hoạt trong các nghiệm pháp và phương pháp đo khác nhau.

 

Ví dụ: Nghiệm pháp bàn nghiêng trong chẩn đoán hạ huyết áp tư thế. Đây là nghiệm pháp vận dụng đo chỉ số huyết áp và nhịp tim ở cả tư thế nằm và tư thế đứng. Nghiệm pháp được thực hiện trên bàn nghiêng 70 độ với 3 pha: pha tiền test (tư thế nằm ngửa trong 6 phút), pha thụ động (tư thế đứng trong 20 phút) và pha thuốc (Tư thế đứng trong 15 phút).

Cách đánh giá sau nghiệm pháp bàn nghiêng:

  • Trường hợp bệnh nhân không ngất, huyết áp tâm thu và nhịp tim không biến động nhiều: Nghiệm pháp bàn nghiêng âm tính.
  • Trường hợp bệnh nhân không ngất, huyết áp tâm thu và nhịp tim không biến động nhiều nhưng có kèm triệu chứng như đau đầu hoa mắt chóng mặt...rồi lịm đi: Giả ngất do tâm lý khi làm nghiệm pháp.
  • Trường hợp bệnh nhân ngất, huyết áp tâm thu và nhịp tim giảm nhanh nhưng các chỉ số trở lại bình thường khi cho bệnh nhân nằm ngang: Chẩn đoán ngất do phản xạ phế vị.
  • Trường hợp ngất xảy ra sớm ngay sau khi nghiêng bàn vài phút, huyết áp tụt nhanh khi ngất, nhịp tim không thay đổi nhiều và bệnh nhân tỉnh dần khi cho nằm ngang: Chẩn đoán ngất do tụt huyết áp tư thế đứng.
  • Trường hợp bệnh nhân có nhịp tim tăng nhanh tối thiểu
  • Trên 30 lần/phút, huyết áp thay đổi ít, có hoặc không có tiền triệu: Chẩn đoán cơn tim nhanh ở tư thế đứng.

Những lưu ý khi đo huyết áp

  • Cho bệnh nhân nghỉ ngơi trong phòng yên tĩnh có nhiệt độ ổn định ít nhất trong 5-10 phút trước khi đo huyết áp.
  • Kiểm tra dụng cụ trước khi tiến hành đo huyết áp.
  • Giải thích cho bệnh nhân về phương pháp trước khi đo.
  • Bệnh nhân không sử dụng các chất kích thích như rượu chè, cà phê, thuốc lá trong vòng 2 giờ trước khi đo huyết áp.
  • Trong khi đo huyết áp tâm lý người bệnh phải thật sự thoải mái, tránh lo lắng, sợ hãi, căng thẳng
  • Lần đầu đo huyết áp nên đo ở cả 2 bên cánh tay, bên nào có chỉ số huyết áp cao hơn sẽ dùng để theo dõi về sau.
  • Nên đo huyết áp tối thiểu 2 lần, mỗi lần cách nhau 1-2 phút. Nếu chỉ số huyết áp giữa 2 lần đo chênh nhau trên 10mmHg cần đo lại thêm vài lần sau khi đã cho bệnh nhân nghỉ ngơi trên 5 phút.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top