Suy dinh dưỡng bào thai có thể xảy ra do chế độ ăn uống của người mẹ không đầy đủ, người mẹ không có khả năng huy động và vận chuyển đủ chất dinh dưỡng, hoặc mạch máu, nhau thai và dây rốn cung cấp cho thai nhi bị suy yếu. Suy dinh dưỡng cũng có thể xảy ra nếu thai nhi có nhu cầu cao, chẳng hạn do tăng trưởng nhanh hơn.
Những trẻ có cân nặng sơ sinh thấp (≤ 2500g) có nguy cơ cao bị suy dinh dưỡng từ trong bào thai. Có 3 mức độ suy dinh dưỡng bào thai là nhẹ, trung bình và nặng:
Việc đi khám định kỳ trong khi mang thai sẽ giúp mẹ phát hiện sớm các dấu hiệu của suy dinh dưỡng bào thai, từ đó đưa ra điều chỉnh thích hợp.
Suy dinh dưỡng bào thai có 2 nguyên nhân chính là dinh dưỡng mẹ kém và suy nhau thai. Oxy và chất dinh dưỡng hỗ trợ sự tăng trưởng và phát triển của thai nhi dựa vào toàn bộ dây chuyền cung cấp chất dinh dưỡng, bắt đầu từ mức tiêu thụ của người mẹ và kích thước cơ thể nhưng cũng mở rộng đến sự tưới máu tử cung, chức năng nhau thai và quá trình trao đổi chất của thai nhi. Sự gián đoạn của đường dây cung cấp tại bất kỳ thời điểm nào có thể dẫn đến suy dinh dưỡng bào thai.
Khi bị suy dinh dưỡng bào thai, em bé có khả năng mắc suy dinh dưỡng nhẹ cân, thấp còi và gầy còm sau này, ảnh hưởng đến cấu trúc và chức năng của các cơ quan như não, thận, gan… Tăng trưởng chậm lại trong giai đoạn cuối của thai kỳ dẫn đến sự mất cân đối về kích thước các cơ quan, bởi vì các cơ quan và mô đang phát triển nhanh chóng vào thời điểm đó sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất. Ví dụ, tình trạng suy nhau thai ở giai đoạn cuối của thai kỳ có thể dẫn đến giảm sự phát triển của thận, vốn đang phát triển nhanh chóng vào thời điểm đó. Giảm sự sao chép của các tế bào thận có thể làm giảm vĩnh viễn số lượng tế bào.
Thai nhi sẽ thích nghi với việc cung cấp không đủ chất nền (chẳng hạn như glucose, axit amin, axit béo và oxy) thông qua những thay đổi về trao đổi chất, phân phối lại lưu lượng máu và thay đổi trong quá trình sản xuất hormone của thai nhi và nhau thai kiểm soát sự tăng trưởng. Những thay đổi về chuyển hóa này dẫn đến làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường và bệnh tim mạch (huyết áp cao hơn, kháng insulin, béo phì trung tâm…).
Tóm lại, để phát hiện sớm suy dinh dưỡng bào thai, mẹ nên thăm khám định kỳ với bác sĩ sản khoa, đặc biệt là giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ. Việc nhận biết và can thiệp sớm sẽ giúp giảm thiểu nhiều biến chứng.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh