Suy tim tâm thu xảy ra khi tim đập quá yếu để có thể tuần hoàn máu đi khắp cơ thể. Tim không thể tạo ra đủ lực để hoạt động giống như bình thường. Do đó bệnh nhân sẽ gặp khó khăn để có thể lấy oxy và gặp phải tình trạng khó thở.
Suy tim tâm thu còn được gọi là suy tim với phân suất tống máu giảm.
Phân suất tống máu đo lường mức độ hoạt động của tim trái trong việc bơm máu. Đây là phân suất của máu trong tim được bơm ra ngoài. Một trái tim khỏe mạnh bình thường bơm máu với phân suất khoảng 55%-70%. Phân suất thấp là dấu hiệu của suy thất trái.
Suy tim tâm thu và tâm trương có thể xảy ra ở bất cứ bên nào của tim, nhưng bài viết này sẽ chỉ tập trung vào suy tim ở thất trái. Suy tim tâm thu nghĩa là tim không đủ mạnh để bơm máu ra khỏi tim. Suy tim tâm trương nghĩa là cơ tim không giãn ra đầy đủ ở giữa các nhịp đập.
Bệnh nhân suy tim tâm thu có thể sẽ không cảm nhận được triệu chứng cho đến khi bệnh đã tiến triển.
Triệu chứng đầu tiên bệnh nhân có thể nhận thấy là cảm giác khó thở bất thường khi thực hiện các hoạt động thường ngày.
Các triệu chứng khác có thể gặp:
Ho
Mệt mỏi, cảm giác yếu người
Xanh tái các đầu chi
Môi tím tái
Buồn ngủ
Khó tập trung
Khó ngủ khi nằm đầu thấp
Tăng cân hoặc sưng phù các vùng cơ thể
Có hai cách phân độ chính của suy tim
Theo Hiệp hội tim Mỹ (AHA), phân độ đầu tiên là phân độ chức năng của Hiệp hội tim New York (NYHA), dựa theo khả năng vận động của bệnh nhân:
Độ |
Triệu chứng |
I |
Không có thay đổi gì trong hoạt động thể chất thường ngày Các hoạt động thường ngày không làm cho bệnh nhân mệt mỏi, tim đập nhanh hay khó thở |
II |
Bệnh nhân bị giới hạn nhẹ trong các hoạt động thể chất hàng ngày Bệnh nhân vẫn cảm thấy dễ chịu khi nghỉ ngơi Hoạt động thường ngày có thể khiến cho bệnh nhân mệt mỏi, tim đập nhanh và khó thở |
III |
Bệnh nhân cảm thấy bị giới hạn nhiều hơn khi thực hiện các hoạt động thể chất Bệnh nhân vẫn cảm thấy dễ chịu khi nghỉ ngơi Bệnh nhân cảm thấy mệt mỏi kể cả khi phải thực hiện các hoạt động nhẹ hơn vận động thường ngày. |
IV |
Bệnh nhân cảm thấy khó chịu khi thực hiện bất kỳ hoạt động nào. Bệnh nhân vẫn gặp các triệu chứng của suy tim kể cả khi nằm nghỉ. Thực hiện bất kỳ hành động nào cũng làm bệnh nhân khó chịu thêm |
Cách phân độ suy tim thứ 2 có liên quan đến sự đánh giá khách quan của bệnh tim:
Độ |
Đánh giá |
A |
Có nguy cơ suy tim, không có các triệu chứng, dấu hiệu nào có thể nhận biết được của suy tim Không có triệu chứng nào của việc bị giới hạn vận động thể chất |
B |
Có bằng chứng khách quan của bệnh lý cấu trúc tim Không có triệu chứng của suy tim |
C |
Có bằng chứng khách quan của bệnh lý cấu trúc tim Hiện có hoặc đã từng có các triệu chứng của suy tim |
D |
Có bằng chứng khách quan của suy tim tiến triển Bệnh nhân cảm thấy bị giới hạn nặng nề các hoạt động của mình Có triệu chứng kể cả khi nằm nghỉ |
Bệnh nhân có thể được phân độ theo cả hai phương pháp trên.
Ví dụ như, khi bệnh nhân không có triệu chứng nhưng phân suất tống máu chỉ còn 40% thì bệnh nhân sẽ được phân độ: Độ I theo NYHA, đánh giá khách quan độ B.
Suy tim tâm thu có thể do các nguyên nhân sau đây:
Các vấn đề do van tim
Rối loạn nhịp tim
Cơn đau tim hoặc tắc nghẽn mạch máu
Huyết khối trong phổi
Bệnh mạch vành
Suy tim tâm thu có thể do di truyền, nghĩa là nguy cơ mắc bệnh sẽ cao hơn nếu như một số thành viên lớn tuổi hơn ở trong gia đình mắc phải bệnh này.
Một số nguyên nhân thường gặp có thể gây suy tim như béo phì hay tăng huyết áp cũng có thể do di truyền. Điều này làm cho các thế hệ sau có nguy cơ mắc phải suy tim cao hơn nếu như các bệnh này được di truyền đến họ.
Nếu như bệnh nhân có triệu chứng của suy tim tâm thu, bác sĩ sẽ cho thực hiện siêu âm tim để xác nhận. Kỹ thuật này sẽ khảo sát được phân suất tống máu của thất trái.
Các xét nghiệm, kỹ thuật sau đây cũng có thể được thực hiện để có được chẩn đoán xác định, ví dụ như:
Xét nghiệm máu
X quang ngực
CT mạch vành
MRI
Xạ hình tim
Thông tim
Chụp hình mạch vành
Điện tâm đồ
Máy theo dõi Holter
Nghiệm pháp gắng sức
Không có phương pháp điều trị triệt để cho suy tim. Tuy nhiên, với những biện pháp điều trị và thay đổi lối sống phù hợp thì các triệu chứng có thể được cải thiện và tim có thể trở nên mạnh hơn.
Bệnh nhân nên làm quen với các thói quen sau:
Ăn ít muối
Duy trì cân nặng khỏe mạnh
Tham gia vào các hoạt động thể chất thường xuyên khi có thể
Không hút thuốc lá
Hạn chế sử dụng thức uống có cồn
Hạn chế stress nếu có thể
Có được giấc ngủ tốt
Điều trị thiếu ngủ
Thuốc điều trị suy tim tâm thu bao gồm:
Lợi tiểu: Làm giảm tắc nghẽn, ví dụ như Furosemide
Kháng thụ thể Aldo: Thuốc có tác dụng làm gián đoạn các đường dẫn truyền hóa học đang làm tổn thương tim. Ví dụ như Spirinolactone.
Thuốc làm giãn mạch máu: Có tác dụng làm cho tim bơm máu dễ dàng hơn. Bao gồm thuốc:
Ức chế enzym chuyển hóa angiotensin
Chẹn thụ thể angiotensin
Ức chế angiotensin neprilysin
Thuốc làm chậm nhịp tim: Các thuốc này có tác dụng làm cho tim bơm máu dễ dàng hơn, bao gồm:
Ức chế beta
Ivabradine
Digoxin: Thuốc có tác dụng làm tim đập mạnh hơn và bơm được nhiều máu hơn. Thuốc có thể có tác dụng trong các trường hợp suy tim nặng mà các loại thuốc khác không đáp ứng được.
Ức chế SGLT2: Các loại thuốc này có thể giúp làm giảm nguy cơ tử vong hay nhập viện của các bệnh nhân suy tim.
Trong một vài trường hợp, các yếu tố nền có thể góp phần vào suy tim tâm thu, và các bác sĩ có thể phẫu thuật để giải quyết chúng.
Liệu pháp tái tạo nhịp tim có thể được sử dụng. Dạng phẫu thuật này sẽ đưa một máy tạo nhịp vào bên trong cơ thể để theo dõi và đảm bảo tim đập đúng nhịp.
Một lựa chọn khác là cấy ghép máy khử rung. Một thiết bị theo dõi và điều hòa nhịp tim sẽ được đặt vào cơ thể.
Các dạng phẫu thuật khác có thể thực hiện:
Phẫu thuật bắc cầu nối mạch vành
Thay thế hoặc sửa chữa van tim
Ghép tim
Bệnh nhân suy tim sẽ cần phải thực hiện điều trị suốt đời. Tiên lượng sẽ phụ thuộc vào mức độ suy tim và bệnh có tiến triển hay không.
Tỉ lệ sống của các bệnh nhân suy tim như sau:
Sau 1 năm: 80-90%
Sau 5 năm: 50-60%
Sau 10 năm: 30%
Suy tim tâm thu là một bệnh lý tim nghiêm trọng có thể gây ra các triệu chứng nặng nề, một vài triệu chứng hoặc không có triệu chứng nào.
Không có biện pháp điều trị triệt để tại thời điểm hiện tại. Tuy nhiên, chẩn đoán và điều trị sớm các triệu chứng của suy tim có thể giúp kiểm soát được bệnh và đôi khi còn có thể cải thiện và bình thường hóa chức năng của tim.
Các bệnh nhân có thể cải thiện chất lượng cuộc sống và tiên lượng bằng cách thực hiện một kế hoạch điều trị hiệu quả.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh