✴️ Thiết bị hỗ trợ tâm thất (P2)

Xem lại: Thiết bị hỗ trợ tâm thất phần 1

Quá trình chuẩn bị lắp đặt VAD

Trước khi thực hiện phẫu thuật lắp đặt VAD, bác sĩ và các nhân viên y tế phụ trách sẽ thảo luận trước với bệnh nhân về những việc xảy ra trước, trong và sau khi thực hiện, và các nguy cơ rủi ro của thủ thuật này.

Bác sĩ và đội ngũ nhân viên y tế phụ trách bệnh nhân có nhiệm vụ phải giải thích và bàn luận các thắc mắc của bệnh nhân về phẫu thuật cấy ghép VAD. Bác sĩ hoặc một nhân viên y tế khác trong nhóm phụ trách sẽ thảo luận với bệnh nhân về các chỉ dẫn dành cho sau khi phẫu thuật, cũng như các thông tin cần cân nhắc khác trước khi vào phòng mổ.

Trước khi thực hiện phẫu thuật, vùng da được sủ dụng trong việc cấy ghép cần phải được tẩy sạch lông.

Trước khi nhập việc, bệnh nhân cần phải thảo luận với người nhà về thời gian nhập viện của mình cũng như về những sự trợ giúp bệnh nhân cần được hỗ trợ sau khi xuất viện. Bác sĩ và đội ngũ nhân viên y tế sẽ đưa ra những hướng dẫn cụ thể cho bệnh nhân về quá trình phục hồi sau khi bệnh nhân xuất viện.

Chế độ ăn uống và thuốc:

Bệnh nhân nên thảo luận với bác sĩ về:

  • Khi nào có thể sử dụng các loại thuốc đang dùng khác và khả năng sử dụng chúng trước khi thực hiện phẫu thuật.
  • Thời điểm cần nhịn ăn uống trước khi phẫu thuật.

Quần áo và các dụng cụ cá nhân khác:

Bệnh nhân nên mang theo một vài vật dụng cá nhân trong thời gian nhập viện:

  • Danh sách thuốc, các đơn thuốc đang dùng
  • Mắt kính, thiết bị trợ thính, răng giả.
  • Dụng cụ vệ sinh cá nhân: bàn chải đánh răng, lược, dao cạo râu…..
  • Quần áo rộng rãi thoải mái.
  • Bản sao của các hướng dẫn dành cho thời gian hậu phẫu.
  • Các vật dụng giải trí, thư giãn: máy nghe nhạc cầm tay, sách….

Trong thời gian phẫu thuật tránh đeo, mặc các vật  dụng sau:

  • Trang sức
  • Mắt kính
  • Kính áp tròng
  • Răng giả
  • Sơn móng tay.

Phòng ngừa các phản ứng dị ứng và các vấn đề y khoa khác: Bệnh nhân cần báo cho bác sĩ về:

  • Các loại thuốc bệnh nhân mang vào bệnh viện và thời điểm uống và ngưng dùng các loại thuốc đó trong ngày phẫu thuật.
  • Các dị ứng thuốc khác của bệnh nhân.

lvad

Những việc bệnh nhân nên biết về cuộc phẫu thuật:

Trước khi phẫu thuật:

Trước khi thực hiện cấy ghép VAD, bênh nhân sẽ phải nhập viện trước nhiều ngày để chuẩn bị cho cuộc phẫu thuật. Trong thời gian nằm viện, bệnh nhân có thể sẽ được điều trị trước bằng những phương pháp khác.

Bác sĩ sẽ xem xét lại nhiều yếu tố khác nhau trước khi quyết định xem VAD có phải là phương pháp điều trị tốt nhất cho bệnh nhân hay không, cũng như quyết định xem loại VAD nào là phù hợp nhất:

  • Mức độ suy tim của bệnh nhân
  • Các vấn đề y khoa khác của bênh nhân, cũng như chất lượng cuộc sống của bênh nhân nếu như được cấy ghép VAD.
  • Tâm thât trái, phải hay cả 2 tâm thât cần được hỗ trợ.
  • Bệnh nhân có khả năng sử dụng thuốc chống đông máu trong thời gian dài hay không.
  • Hệ thống hỗ trợ cũng như gia đình, bạn bè của bệnh nhân.
  • Tình trạng tinh thần và cảm xúc của bệnh nhân trong việc sử dụng và bảo quản VAD.

Bác sĩ sẽ phải đánh giá tình trạng thể chất của bệnh nhân nhằm chắc chắn bệnh nhân đủ khỏe để có thể trải qua cuộc phẫu thuật lắp đặt VAD. Nhiều xét nghiệm sẽ được thực hiện, bao gồm:

  • Siêu âm tim: Nhằm để đánh giá chức năng bơm máu của tim, kiểm tra các van tim, và cũng như xác định nguyên nhân suy tim. Từ đó bác sĩ có thể quyết định xem VAD có phải là lựa chọn tốt nhất cho bệnh nhân hay không, hay một phương pháp khác có thể phù hợp hơn.

  • X quang ngực: Hình ảnh x quang giúp bác sĩ có cái nhìn tổng quan về hình dạng và kích thước của trái tim và phổi.

  • Các xét nghiệm máu: Nhằm kiếm tra chức năng của các cơ quan khác như gan, thận, giáp trước khi phẫu thuật. Một vài các xét nghiệm về các chất khác trong máu cũng được thực hiện nhằm đánh giá hoạt động của tim. Xét nghiệm máu còn được thực hiện để kiểm tra các dấu hiệu của sự nhiễm trùng, nếu như có nhiễm trùng thì cần phải được điều trị trước khi phẫu thuật.

  • Điện tim: Để đo thời gian và mức độ của các sóng điện trong tim của bệnh nhân.

  • Thông tim: Xét nghiệm sử dụng một ống nhỏ và dẻo đưa vào trong tĩnh mạch hay động mạch ở vùng bẹn, cánh tay hoặc cổ của bệnh nhân, dưới sự hướng dẫn của x quang, để đi đến được tim. Bác sĩ dùng xét nghiệm này để đo và đánh giá huyết áp và dòng máu chảy ở trong tim của bệnh nhân. Dựa vào đó bác sĩ có thể đưa ra kết luận về việc bệnh nhân có nên được lắp đặt VAD hay cần sử dụng một thiết bị hỗ trợ khác.

Sau khi nhập viện, trong lúc chờ phẫu thuật và sau khi đã được lắp đặt VAD, các nhân viên y tế sẽ cung cấp thông tin và hướng dẫn cho bệnh nhân và người nhà bệnh nhân về cách hoạt động của VAD cũng như cách để chung sống cùng nó:

  • Cách VAD trợ giúp cho tim của bệnh nhân

  • Các biện pháp phòng ngừa rủi ro

  • Việc cần làm khi bộ điều khiển của VAD báo lỗi

  • Cách giải quyết khi gặp tình trạng khẩn cấp, ví dụ như khi pin lỗi hoặc VAD bị mất nguồn.

  • Cách bảo quản VAD, ví dụ như làm sạch hay kiểm tra thiết bị

  • Cách để tắm mà không làm ảnh hưởng đến máy

  • Cách để kiểm tra, phát hiện nhiễm trùng hoặc các biến chứng hậu phẫu khác.

  • Cách để di chuyển, du lịch với VAD

  • Cách để điều chỉnh, cân bằng cuộc sống, kiểm soát stress và sự lo lắng, cũng như thích nghi với 1 lối sống mới.

Trong cuộc phẫu thuật

Đội ngũ nhân viên y tế bao gồm: bác sĩ ngoại khoa tim mạch, điều dưỡng ngoại khoa và bác sĩ gây mê sẽ cùng hợp tác để thực hiện phẫu thuật.

Phẫu thuật cấy ghép VAD là phẫu thuật tim hở, kéo dài khoảng 4-6 giờ. Bệnh nhân sẽ được gây mê suốt quá trình đó và sẽ không cảm thấy bất cứ cảm giác đau nào.

Bệnh nhân sẽ được sử dụng máy thở trong quá trình phẫu thuật. Phổi của bệnh nhân sẽ được kết nối với máy thông qua một ống đi từ máy đi qua cổ họng. Bệnh nhân có thể sẽ phải tiếp tục được hỗ trợ hô hấp bằng máy này trong còng nhiều ngày sau khi phẫu thuật.

Bác sĩ sẽ thực hiện một đường mổ ở ngay giữa ngưc của bệnh nhân, tách xương ức và xương sườn của bệnh nhân ra để có thể thực hiện phẫu thuật trên tim cảu người bệnh.

Tim bệnh nhân có sẽ bị ngưng sử dụng thuốc trong quá trình phẫu thuật. Bệnh nhân sẽ được nối với máy trợ tim phổi ngoài lồng ngực nhằm đảm bảo được lượng oxy trong máu của bệnh nhân trong suốt qua trình thực hiện, để đề phòng khi tim bệnh nhân ngưng hoạt động trong lúc phẫu thuật.

VAD sẽ được lắp vào tim trong lúc này. Thiết bị LVAD có rất nhiều thành phần. Một ống dùng để dẫn máu từ tâm thất trái đên một cái bơm. Bơm này sẽ tiếp tục dẫn máu đi đến 1 ống khác ở trong động mạch chủ (mạch máu dẫn máu từ tim đi đến các vùng khác trên cơ thể), từ đây máu sẽ được mang đến các nơi khác. Một dây cáp nối giữa bơm và bộ điều khiển cùng nguồn được gắn ở ngoài cơ thể thông qua một lỗ ở trên da.

Sau khi bác sĩ đã lắp đặt và kiểm tra chắc chắn VAD đang hoạt động hiệu quả, bệnh nhân sẽ được ngưng dùng máy trợ tim phổi ngoài lồng ngực để VAD có thể bắt đầu bơm máu qua tim của bệnh nhân.

Một vài loại VAD có thể sử dụng bơm để hoạt động giống như chức năng của tim người. Chúng giúp bơm máu đi từ 1 hoặc cả 2 tâm thất đến các vùng khác trên cơ thể.

Một vài loại VAD khác với chức năng cung cấp dòng chảy liên tục thì có kích thước nhỏ hơn. Các thiết bị này cho phép máu chảy liên tục qua tim. Trong trường hợp này, khi bệnh nhân có dòng chảy liên tục đi qua LVAD, các bác sĩ cũng như người bệnh sẽ không thể nào đo được nhịp tim cũng như huyết áp bằng các phương pháp thông thường. Các bác sĩ sẽ phải dùng những cách thức khác điể kiểm tra nhịp tim và huyết áp người bệnh.

Một vài loại VAD có bơm được đặt ở ngoài cơ thể. Những thiết bị này có thể có bơm nằm ở ngoài và được kết nối với một máy lớn, hoặc có những cái bơm nhỏ hơn được kết nối với 1 thiết bị cầm tay. Những loại VAD này có thể được dùng tạm trong 1 thời gian ngắn, ví dụ như trong và sau khi thực hiện 1 cuộc phẫu thuật tim, hoặc cũng có thể được sử dụng trong lúc chờ ghép tim hay chờ để được gắn 1 VAD dài hạn.

Ở 1 loại VAD thời gian ngắn khác, bơm được bác sĩ đưa vào tim thông qua 1 ống thông ở chân, cổ hay nách. Ở 1 loại khác thì bơm cũng được nối đến tim qua một ống thông, nhưng bơm được đặt ở ngoài.

Sau phẫu thuật

Sau khi phẫu thuật lắp VAD kết thúc, bệnh nhân sẽ được nhập vào ICU. Bệnh nhân sẽ được truyền dịch, các dưỡng chất và thuốc thông qua đường truyền tĩnh mạch (IV). Các loại ống thống khác sẽ được gắn vào cơ thể như thông tiểu, dẫn lưu dịch và máu trong tim và lồng ngực. Nhân viên y tế sẽ theo dõi và chú ý quan sát để đề phòng các dấu hiệu nhiễm trùng và những biến chứng khác.

Phổi của bệnh nhân có thể sẽ chưa hoạt động được lại bình thường sau khi phẫu thuật. Bệnh nhân sẽ tiếp tục sử dụng máy trợ thở trong vòng một vài ngày cho đến khi có thể tự thở lại bình thường.

Sau một vài ngày nằm tại ICU, bệnh nhân sẽ được chuyển đến phòng bệnh thường. Thời gian nằm tại ICU cũng như nằm viện có thể dao động, phụ thuộc vào tình trạng trước khi phẫu thuật và tốc độ hồi phục của bệnh nhân sau khi lắp VAD.

Trong quá trình hồi phục của bệnh nhân, nhân viên y tế sẽ giúp người bệnh cử động lại dần dần: ngồi dậy, bước xuống giường, và đi bộ dọc theo hành lang bệnh viện. Bộ phận vật lý trị liệu sẽ hỗ trợ bệnh nhân nâng cao sức mạnh thể chất và làm quen với những hoạt động sinh hoạt hàng ngày.

Các nhân viên y tế sẽ giúp bệnh nhân chuẩn bị và trở nên đủ khỏe mạnh để có thể xuất viện. Nhân viên y tế sẽ giúp người bệnh giải đáp các thắc mắc về VAD, ví dụ như làm thế nào để chung sống, bảo quản VAD… NVYT còn có nhiệm vụ cung cấp cho bệnh nhân các thông tin về dinh dưỡng và các kế hoạch phục hồi chức năng tim mạch mà bệnh nhân được khuyến cáo phải tuân theo sau khi xuất viện.

Bác sĩ sẽ chỉ định kháng sinh và thuốc chống đông máu nhằm phòng ngừa nhiễm trùng và các biến chứng khác trong lúc bệnh nhân còn nằm viện. Bệnh nhân thường phải tiếp tục sử dụng các thuốc chống đông máu như warfarin, aspirin trong suốt quá trinh sử dụng VAD để tránh biến chứng cục máu đông.

Bệnh nhân cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ một cách chặt chẽ. Bệnh nhân phải thực hiện xét nghiệm máu thường xuyên để kiểm tra tác dụng của warfarin. Liên hệ ngay với bác sĩ khi có thắc mắc cũng như gặp phải bất kỳ tác dụng phụ nào. Bệnh nhân cũng cần phải tiếp tục sử dụng các loại thuốc điều trị các vấn đề y khoa khác.

Bệnh nhân nên được khuyến khích gặp gỡ và tiếp xúc với gia đình bạn bè cũng như bất kỳ người thăm bệnh nào khác trong quá trình phục hồi tại bệnh viện. Người thăm bệnh có thể giúp bệnh nhân cử động, di chuyển hay các hoạt động thể chất khác. NVYT sẽ cung cấp thông tin và hướng dẫn người nhà về các vấn đề trong quá trình chăm sóc người bệnh, ví dụ như cách thức chăm sóc và bảo quản VAD, các dấu hiệu cảu nhiễm trùng hậu phẫu, cách thay quần áo, việc cần làm khi có vấn đề khẩn cấp liên quan đến VAD, cũng như cách hỗ trợ người bệnh ở nhà.

Sau khi người bệnh đã hồi phục và đủ khỏe, các bác sĩ sẽ đánh giá xem bệnh nhân có đủ điều kiện để xuất viện chưa. Nếu như người bệnh cần thêm thời gian để phục hồi trước khi xuất viện, bệnh nhân có thể được chuyển đến 1 cơ sở y tế khác, ví dụ như cơ sở phục hồi chức năng hay viện dưỡng lão, trong một khoảng thời gian ngắn.

Kết quả

Bệnh nhân sẽ phải tái khám mỗi tuần trong vòng 1 tháng đầu sau khi xuất viện, để kiểm tra đánh giá hoạt động của VAD và các dấu hiệu của biến chứng hậu phẫu.

Khi tái khám, bệnh nhân sẽ được thực hiện khám lâm sàng và các xét nghiệm để đánh giá chức năng của máy. Tần suất tái khám sẽ được dần dần giảm lại khi bệnh nhân hồi phục. Bệnh nhân có thể tái khám tại các cơ sở y tế có đội ngũ y bác sĩ đã được huấn luyện trong lĩnh vực này.

Bệnh nhân được khuyến cáo nên tham gia vào các chương trình phục hồi chức năng tim mạch. Các chương trình này bao gồm những hoạt động thể chất và giáo dục được thiết kế dành riêng cho việc hỗ trợ những người mang bệnh tim cải thiện sức khỏe của mình. Đội ngũ nhân viên trong các chương trình này sẽ giúp cho bệnh nhân thực được lối sống lành mạnh hơn, ví dụ như tập thể dục, chế độ ăn uống lành mạnh và kiểm soát stress.

Tùy thuộc vào tình trạng mà các bệnh nhân có thể trở lại làm việc, lái xe, quan hệ tình dục, cũng như các hoạt động sở thích cá nhân khác. Bác sĩ sẽ tư vấn những hoạt động nào phù hợp với bệnh nhân.

Chung sống cùng VAD có thể gây ra nhiều stress cho người bệnh. Từ việc lo lắng VAD có thể bị lỗi cho đến việc có thể bị nhiễm trùng. Nếu như bệnh nhân đang chờ để được ghép tim, họ còn lo lắng đến việc VAD không đủ khả năng để hoạt động cho đến lúc được hiến tim.

Bệnh nhân nên giải tỏa những thắc mắc và lo lắng của mình với NVYT cũng như gia đình và bạn bè. Bệnh nhân nên cân nhắc tham gia các nhóm hỗ trợ dành cho những người dùng VAD hay nói chuyện với các chuyên gia tâm lý.

VADS và ghép tim

Nếu như bệnh nhân được lắp đặt VAD để chờ đợi được ghép tim, bệnh nhân cần phải lưu trú gần bệnh viện có đủ khả năng thực hiện ghép tim. Bệnh nhân không được ở qua xa bệnh viện để có thể di chuyển đến bệnh viện nhanh nhất có thể ngay khi có người hiến tim.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top