Tim đập nhanh khi ngủ được mô tả là cảm giác tim đập mạnh, nhanh, đánh trống ngực khi bạn nằm. Điều này có thể xảy ra vào những thời điểm khác nhau trong ngày như sáng, trưa và đêm. Tuy nhiên vào ban đêm, triệu chứng tim đập nhanh dễ nhận biết hơn vì không gian yên tĩnh. Và chính điều này đã khiến người bệnh càng lo lắng hơn, không biết liệu bản thân đang mắc phải căn bệnh gì.
Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng tim đập nhanh khi ngủ. Một số trường hợp chỉ là phản ứng sinh lý bình thường của cơ thể khi có tác động từ bên ngoài như:
Thế nhưng nếu tim đập nhanh khi ngủ kéo dài, đây lại là dấu hiệu cảnh báo “trái tim” của bạn đang có vấn đề.
Dưới đây là 8 bệnh lý tim mạch nguy hiểm thường dẫn đến tim đập nhanh bạn cần chú ý:
– Rối loạn nhịp tim: Ở những người bị rối loạn nhịp tim, quá trình phát nhịp hoặc dẫn truyền tín hiệu điện trong tim sẽ bị rối loạn. Điều này sẽ khiến tim đập nhanh, thậm chí lên tới 200 – 300 nhịp/phút. Một số dạng rối loạn nhịp tim khiến tim đập nhanh thường gặp là nhịp tim nhanh xoang, rung nhĩ và nhịp nhanh thất.
– Rối loạn thần kinh tim: Tim đập được là nhờ hệ thống thần kinh tim – một phần của hệ thần kinh thực vật. Khi hệ thống này bị rối loạn, người bệnh có thể bị các triệu chứng tim đập nhanh, hồi hộp như những người mắc các bệnh tim thực sự khác. Tuy nhiên khi đi khám bác sĩ thường không tìm ra nguyên nhân do không phát hiện được tổn thương thực thể tại tim.
– Nhồi máu cơ tim: Các sẹo trên cơ tim hình thành sau cơn nhồi máu có thể làm gián đoạn các đường dẫn truyền xung điện điều khiển nhịp tim. Chính bởi lý do này, rất nhiều người sống sót sau nhồi máu cơ tim có biểu hiện tim đập nhanh, trống ngực.
– Suy tim: Khi bị suy tim, khả năng bơm máu của tim giảm. Để tránh các cơ quan bị thiếu máu nuôi dưỡng, tim buộc phải đập nhanh hơn và gây ra tình trạng trống ngực, hồi hộp.
– Tăng huyết áp: Huyết áp cao khiến cơ tim phải co bóp mạnh hơn để thắng được sức cản trong lòng mạch. Lâu ngày, cơ tim sẽ dày lên, thay đổi cấu trúc và ảnh hưởng đến hệ thống dẫn truyền xung điện trong tim.
– Bệnh động mạch vành: Tương tự như tăng huyết áp, các mảng xơ vữa động mạch vành cũng cản trở dòng máu ra vào tim, từ đó gián tiếp gây rối loạn nhịp tim.
– Bệnh van tim: Hẹp hở van tim gây ứ máu tại các buồng tim và khiến buồng tim bị giãn ra. Điều này có thể khiến tim đập nhanh, mạnh bất thường.
– Bệnh cơ tim phì đại: Đây là nguyên nhân gây rung tâm nhĩ, nhịp nhanh thất và rung thất – những dạng rối loạn nhịp tim nhanh rất nguy hiểm.
Ngoài các bệnh tim mạch kể trên, bạn cũng có thể bị nhịp tim nhanh khi ngủ nếu đang trong thời gian tiền mãn kinh, mắc bệnh cường giáp hoặc trào ngược dạ dày thực quản.
Tình trạng tim đập nhanh khi ngủ nếu xuất phát từ các bệnh lý như rối loạn nhịp tim (nhịp nhanh thất, rung nhĩ), suy tim, bệnh mạch vành, nhồi máu cơ tim, cường giáp… sẽ nguy hiểm và cần được điều trị sớm
Bởi khi này, người bệnh không chỉ phải đối mặt với các triệu chứng khó chịu như tim đập không đều, bỏ nhịp, đập quá mạnh, quá nhanh, đổ mồ hôi, choáng váng, đau ngực, khó thở… mà còn có nguy cơ gặp nhiều biến chứng nguy hiểm đe dọa tính mạng như huyết khối, đột quỵ, suy tim. Chưa kể đến, tim đập nhanh khi ngủ nếu kéo dài còn có thể gây mất ngủ, lâu dần sẽ dẫn đến suy giảm trí nhớ.
Tình trạng tim đập nhanh khi ngủ có thể giảm nhẹ bằng cách sử dụng thuốc điều trị rối loạn nhịp tim. Tuy nhiên bạn cần biết rằng thói quen sống lành mạnh và các giải pháp hỗ trợ ổn định hệ thần kinh tim khác cũng đóng vai trò quan trọng trong việc giữ nhịp tim ổn định. Sử dụng thêm các giải pháp này sẽ giúp bạn tăng hiệu quả điều trị, giảm bớt sự phụ thuộc vào thuốc Tây.
Một số thói quen lành mạnh mà các chuyên gia Tim mạch khuyên người bị nhịp tim nhanh khi ngủ nên thực hiện là:
Có thể bạn quan tâm: Bệnh van tim khi nào cần điều trị
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh