✴️ Các phẫu thuật nối tụy ruột khác

I. CHỈ ĐỊNH

Các trưòng hợp có chỉ định mổ cắt khối tá tràng đầu tuỵ

 

II. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Có viêm loét dạ dày

 

III. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện: Phẫu thuật viên (PTV) chuyên khoa tiêu hoá, gan mật (01 PTV chính và 2 PTV phụ).

2. Phương tiện:

  • Bộ dụng cụ mổ mở thông thường (Bộ dụng cụ mổ đại phẫu).
  • Chỉ tiêu chậm 3/0, 4/0

3. Người bệnh:

  • Các XN cơ bản phục vụ cuộc mổ
  • Chẩn đoán hình ảnh phục vụ chẩn đoán và tiên lượng.

4. Dự kiến cuộc mổ kéo dài: 120 phút.

 

IV. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Tư thế:

  • Người bệnh nằm ngửa kê billot (gối nhỏ) ở ngang mức bờ dưới xương bả vai, hai chân khép, hai tay dạng 90o hoặc xuôi theo thân mình. Đặt sonde dạ dày.
  • PTV đứng bên phải hoặc trái người bệnh, phụ mổ đứng đối diện PTV.

2. Vô cảm: Mê nội khí quản

3. Kỹ thuật

  • Rạch da đường trắng giữa trên rốn hoặc dưới sườn 2 bên
  • Sau khi cắt đầu tuỵ, kiểm tra cầm máu diện cắt thân tuỵ, phẫu tích rõ ống tuỵ chính.
  • Mở mặt sau hang vị dạ dày
  • Nối diện cắt thân tuỵ với mặt sau dạ dày 1 hoặc 2 lớp bằng chỉ tiêu chậm 3.0 hoặc 4.0.

 

V. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

1. Theo dõi:

  • Theo dõi mạch , huyết áp, nhiệt độ , nhịp thở 1giờ 1 lần trong 6 giờ đầu
  • Thử amylase sau mổ 24h
  • Theo dõi sonde dạ dày
  • Theo dõi dẫn lưu ổ bụng có hiện tượng ra máu, dịch tuỵ không.

2. Tai biến và xử trí:

2.1. Trong phẫu thuật

Chảy máu khi cắt tuỵ-> khâu cầm máu

2.2. Sau phẫu thuật

  • Chảy máu sau mổ: xử trí như chảy máu trong ổ bụng
  • Viêm tuỵ cấp: xử trí theo quy trinh điều trị VTC
  • Rò miệng nối dạ dày tuỵ: theo dõi dẫn lưu ổ bụng, lấy dịch xét nghiệm amylase nếu nghi ngờ.
  • Nhiễm trùng vết mổ, áp xe tồn dư: kiểm tra, tách vết mổ, chọc hút dẫn lưu ổ áp xe dưới siêu âm.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top