Mất sự đồng cảm sau cơn đột quỵ

Nội dung

Sự đồng cảm là khả năng nhìn nhận mọi việc từ vị trí của người khác. Sự đồng cảm đặc biệt quan trọng khi bạn muốn hiểu cảm nhận của người khác. Khi một người mất đi sự đồng cảm, người đó sẽ thưởng cư xử kém nhạy cảm với người khác và điều này khiến mọi người cảm thấy buồn. Chính vì thế thiếu sự đồng cảm có thể  là tác động nghiêm trọng đến các mối quan hệ.

Do hầu hết sự tương tác với mọi người phụ thuộc vào sự duy trì đủ mối quan hệ, sự thiếu đồng cảm là một điều nghiêm trọng. Khi cơn đột quỵ khiến một người bệnh mất đi kĩ năng đồng cảm, thì bệnh sẽ ảnh hưởng đến người bệnh và những người mà người thân của người bệnh, đặc biệt với những thành viên trong gia đình.

 

Loại đột quỵ nào dẫn đến mất đồng cảm?

Không phải tất cả mọi loại đột quỵ đều dẫn đến mất sự đồng cảm. Một cơn đột quỵ có thể là sự kiện tuyệt vọng và đôi khi nó có thể khiến người bệnh tập trung vào bản thân hơn những người khác trong một thời gian. Nhưng sau thời gian điều chỉnh sau đột quỵ, người bệnh sẽ nhạy cảm và đồng cảm trở lại như trước khi bị bệnh trừ khi người đó có cơn đột quỵ ở vùng não kiểm soát sự đồng cảm.

Nhìn chung, tổn thương bán cầu não phải ảnh hưởng nhiều đến sự đồng cảm hơn so với tổn thương bán cầu não trái. Những người thuận tay phải thì bán cầu não trái sẽ kiểm soát ngôn ngữ còn với những người thuận tay trái, thì có thể bán cầu não phải hoặc trái sẽ kiểm soát ngôn ngữ.

Chính vì thế việc người bệnh sau đột quỵ có sự giảm ngôn ngữ hay không phụ thuộc vào việc người đó thuận tay trái hay tay phải. Nhưng vẫn chưa rõ liệu việc thuận tay có quyết định bên não kiểm soát sự đồng cảm hay không.

Vùng não gây nên mất sự đồng cảm ở vỏ não trán trước, thùy phải và cuộn thái dương phải.

Những vùng này đặc biệt liên hệ với cảm xúc, trí nhớ và kiểm soát hành vi. Kĩ thuật mới gần đây có thể khu trú và định vị vùng não kém hoạt động ở những người bệnh sau đột quỵ thiếu sự đồng cảm. Tất cả những thông tin mới này được thu thập từ một nghiên cứu trên những người sau đột quỵ và có thể hữu ích trong tương lại khi muốn tìm hiểu sâu hơn tình trạng tự kỉ và Asperger, đặc trưng bởi thiếu sự đồng cảm.

 

Bạn có thể làm gì khi mất sự đồng cảm?

Những người không có sự đồng cảm đặc biệt không chú ý đến cảm xúc của những người khác, thường rất thô lỗ và kì cục. Trớ trêu thay, những người thể hiện những hành vi khó chịu do bất thường về thần kinh đồng cảm  thường  bị từ chối bởi những người xung quanh họ do kể cả những người bình thường cũng không đồng cảm được với tình trạng này. Điều này dẫn đến sự cách biệt xã hội và gây ra những khó khăn trong việc tìm kiếm sự hỗ trợ từ người khác. Những người chăm sóc (thường là vợ chồng hoặc con cái) có thể thấy thất vọng và bị từ chối bởi sự thiếu ân cần của những người sau đột quỵ do thiếu sự trầm cảm.

Người chăm sóc và người thân yêu có thể phải đấu tranh để đối mặt với hành vi gây hiểu nhầm mà không hiểu tại sao những người sau đột quỵ lại trở nên ích kỉ như vậy.

Vượt qua tình trạng thiếu đồng cảm rất khó. Đây là một khuyết tật khó để giải quyết, nhưng không thể không cài thiện được. Một trong những thách thức với tình trạng thiếu đồng cảm sau đột quỵ là do vùng giống với thùy trán phải kiểm soát sự đồng cảm cũng nằm gần vùng não kiểm soát khả năng hiểu về cơn đột quỵ. Chính vì thế một người sau đột quỵ thiếu sự đồng cảm có thể không hiểu toàn bộ rằng cô ấy đã qua cơn đột quỵ, và chính vì thế không cố gắng để cải thiện vấn đề.

Tư vấn có thể cung cấp cái nhìn bên trong cho người chăm sóc và một số người qua cơn đột quỵ. Trị liệu chuyên nghiệp có thể cung cấp hướng dẫn cho bệnh nhân và người chăm sóc. Ví dụ, giao tiếp trực tiếp có thế sẽ giúp hiểu rõ được cảm nhận của người đối diện và tránh được tình trạng hiểu lầm. Thường xuyên hỏi thăm thẳng thắn về cảm giác của mọi người có thể sẽ giúp người bệnh gắn bó với mọi người tốt hơn, thay vì mặc kệ tất cả. Bài tập được thiết kế để kể tên những cảm xúc của mọi người và đáp ứng thích hợp với những cảm xúc này có thể giúp người bệnh lấy lại các kỹ năng bị mất đi sau cơn đột quỵ. Điều này có thể giải tỏa những hậu quả liên quan đến thiếu sự đồng cảm.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top