Gan nhiễm mỡ (Hepatic Steatosis) là tình trạng tích tụ mỡ bất thường trong tế bào gan, thường dưới dạng giọt mỡ nhỏ hoặc các bóng mỡ lớn. Trong cơ thể người bình thường, mỡ chiếm khoảng 2–4% khối lượng gan. Khi lượng mỡ vượt quá 5% trọng lượng gan, được chẩn đoán là gan nhiễm mỡ.
Gan nhiễm mỡ không phải là một bệnh đơn lẻ mà là biểu hiện của nhiều rối loạn chuyển hóa hoặc tổn thương gan. Tình trạng này có thể tiến triển âm thầm sang viêm gan do mỡ, xơ gan, và thậm chí ung thư gan nguyên phát nếu không được phát hiện và điều trị đúng cách.
Gan nhiễm mỡ được phân chia thành 3 mức độ dựa trên tỷ lệ mỡ trong tế bào gan:
Mức độ | Tỷ lệ mỡ trong gan | Ý nghĩa lâm sàng |
---|---|---|
Độ 1 (nhẹ) | 5 – 10% | Có thể không triệu chứng, hồi phục nếu kiểm soát tốt |
Độ 2 (trung bình) | 10 – 20% | Tổn thương lan tỏa hơn, cần can thiệp dinh dưỡng và luyện tập |
Độ 3 (nặng) | >30% | Nguy cơ cao tiến triển thành viêm gan, xơ gan |
Gan nhiễm mỡ thường không có triệu chứng rõ ràng ở giai đoạn đầu, người bệnh có thể chỉ phát hiện tình cờ qua siêu âm bụng. Tuy nhiên, một số dấu hiệu cảnh báo có thể gặp:
Mệt mỏi kéo dài, giảm năng lượng, khó tập trung
Chán ăn, buồn nôn, đầy bụng, khó tiêu
Gan to, sờ thấy bờ gan dưới hạ sườn phải
Vàng da, vàng mắt (thường trong giai đoạn tiến triển)
Rối loạn tiêu hóa mãn tính
Cần lưu ý: triệu chứng có thể giống với nhiều bệnh lý gan khác, vì vậy cần khám và chẩn đoán hình ảnh để phân biệt.
3 cấp độ của gan nhiễm mỡ
Gan nhiễm mỡ có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm:
Tiêu thụ quá nhiều chất béo bão hòa, đường, tinh bột tinh chế
Sử dụng rượu, bia thường xuyên
Ăn ít rau củ, chất xơ
Ít vận động thể lực, ngồi nhiều, không tập thể dục
Tăng cân nhanh, béo phì vùng bụng
Đái tháo đường type 2, tăng triglyceride, rối loạn lipid máu
Hội chứng chuyển hóa (Metabolic Syndrome)
Suy dinh dưỡng, thiếu protein kéo dài
Nhận biết sớm những dấu hiệu bệnh gan nhiễm mỡ giúp chúng ta chủ động hơn trong việc chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh
Tiếp xúc với chất độc hại: phospho, chì, arsenic...
Thuốc: corticoid, tetracycline, tamoxifen, methotrexate
Bệnh gan virus mạn tính: viêm gan B, viêm gan C
Gan nhiễm mỡ, đặc biệt khi kéo dài không kiểm soát, có thể dẫn đến:
Viêm gan do mỡ không do rượu (NASH)
Xơ gan: tổn thương mô gan vĩnh viễn, tăng áp lực tĩnh mạch cửa
Ung thư biểu mô tế bào gan (HCC)
Tăng nguy cơ bệnh tim mạch và hội chứng chuyển hóa
Tầm soát định kỳ đối với những người có yếu tố nguy cơ như: béo phì, tăng mỡ máu, đái tháo đường, lạm dụng rượu
Thay đổi lối sống:
Chế độ ăn giảm mỡ, giảm đường, tăng rau xanh và ngũ cốc nguyên hạt
Tăng cường hoạt động thể lực ít nhất 150 phút/tuần
Hạn chế rượu bia và các chất độc hại cho gan
Khám chuyên khoa gan mật nếu có các triệu chứng nghi ngờ hoặc có yếu tố nguy cơ. Siêu âm bụng, men gan (AST, ALT), xét nghiệm mỡ máu, FibroScan hoặc sinh thiết gan có thể cần thiết trong chẩn đoán và theo dõi điều trị.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh