- Điển hình với 3 dấu hiệu: nôn ra máu, phân đen, biểu hiện mất máu cấp: da xanh niêm mạc nhợt, có thể sốc mất máu.
- Hoặc 1 số trường hợp, bệnh nhân vào cấp cứu chỉ có biểu hiện mất máu cấp mà không có nôn máu, đi ngoài phân đen, lúc đó cần phải:
- Ho ra máu (nhất là khi bệnh nhân ho ra máu sau đó nuốt vào rồi lại nôn ra)
- Phân đen sau khi dùng chất sắt, bismuth…
Xác định chảy máu nặng
- Huyết động không ổn định: hạ huyết áp tư thế (chuyển từ nằm sang ngồi HATĐ giảm > 10mmHg và nhịp tim tăng thêm > 20 l/phút); sốc mất máu (HA tụt, da lạnh, vã mồ hôi, đái ít, rối loạn ý thức).
- Lượng máu mất ước tính trên 500ml hoặc phải truyền trên 5 đơn vị máu/24h.
- Bệnh nhân chảy máu tươi sau khi đặt ống thông dạ dày hoặc ỉa phân nước máu đỏ.
- Hematocrit < 0,2 l/l, HC < 2 T/l, Hgb < 70 g/l.
- Bệnh lí kết hợp: bệnh mạch vành, suy tim, tuổi trên 60…
- Đặt bệnh nhân ở tư thế nằm đầu thấp, tuy nhiên chú ý phòng nguy cơ sặc vào phổi
- Thở oxy mũi 2 – 6 l/phút.
- Đặt NKQ nếu có nguy cơ trào ngược vào phổi hoặc có suy hô hấp hoặc rối loạn ý thức.
- Đặt 2 đường truyền TM chắc chắn và đủ lớn. Đặt catheter TMTT, đo áp lực TMTT (CVP) nếu có suy tim.
- Đặt ống thông tiểu theo dõi lượng nước tiểu.
- Đặt ống thông dạ dày và rửa sạch máu trong dạ dày.
- Lấy máu làm XN cơ bản, làm điện tim.
- Ưu tiên hàng đầu trong cấp cứu là bù lại lượng dịch mất và tái hồi lại tình trạng huyết động.
- Truyền dịch: NaCl 0,9 % hoặc Ringer lactat, ở đa số bệnh nhân truyền 1-2 lít muối đẳng trương sẽ điều chỉnh được thể tích dịch bị mất.
- Truyền dung dịch keo khi đã truyền DD muối đẳng trương tới tổng liều 50ml/kg mà bệnh nhân vẫn còn sốc.
- Số lượng và tốc độ truyền phụ thuộc mức độ mất máu, tình trạng tim mạch của bênh nhân.
- Mục đích: bệnh nhân thoát sốc (da ấm, HATĐ > 90, nước tiểu > 30ml/h, hết kích thích)
Lưu ý đối với bệnh nhân XHTH do giãn vỡ TMTQ không nên nâng HA quá cao (HATĐ > 110mmHg) vì có nguy cơ chảy máu tái phát do tăng áp lực tĩnh mạch cửa.
- Theo dõi sát mạch, huyết áp, nghe phổi, CVP, ĐTĐ (nếu có) đặc biệt bệnh nhân có bệnh tim mạch.
- Bệnh nhân chảy máu nặng hoặc đang tiến triển, nhằm đạt được huyết động ổn định và Hct > 25% (< 30% ở người già có bệnh lý mạch vành hoặc suy hô hấp).
- Rối loạn đông máu: huyết tương tươi động lạnh, khối tiểu cầu.
- Nội soi dạ dày có vai trò quan trọng trong điều trị cầm máu theo từng nguyên nhân, nên tiến hành sớm khi tình trạng bệnh nhân ổn định.
- Điều trị theo từng nguyên nhân cụ thể:
Bệnh nhân vào cấp cứu chưa thể nội soi được để xác định nguyên nhân chảy máu, không thể phân biệt được nguyên nhân chảy máu do loét dạ dày- hành tá tràng hay vỡ giãn TMTQ, cần điều trị phối hợp:
- Truyền dịch, máu chống sốc.
- Truyền TM kết hợp thuốc ức chế bài tiết dịch vị (như trên) với thuốc giảm áp lực TMC (như trên)
- Khi tình trạng bệnh nhân ổn định, nội soi để can thiệp theo nguyên nhân.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh