✴️ Gãy xương đòn

Nội dung

I. ĐẠI CƯƠNG

Là gãy xương thường gặp nhất ở vùng vai, chiếm 35 - 43% gãy xương vùng vai, khoảng 4% gãy xương chung.

Cơ thể có 2 xương đòn nằm giữa lồng ngực (xương ức) và bả vai (xương bả vai), kết nối cánh tay với cơ thể.

Xương đòn nằm trên một số dây thần kinh và mạch máu quan trọng. Tuy nhiên, những cấu trúc quan trọng này ít khi bị tổn thương khi bị gãy xương đòn, mặc dù các đầu xương có thể di lệch khi chúng bị gãy.

Nguyên nhân đa số do té ngã, tai nạn lưu thông. 80% cơ chế chấn thương là gián tiếp như ngã đập vai, chống tay trong tư thế dạng vai. 20% còn lại thường do trực tiếp và thường là gãy hở.

Là gãy xương rất rễ liền xương. Tuy nhiên nếu cal lệch nhiều hay không có xương đòn, đai vai sẽ yếu.

 

II. CHẨN ĐOÁN:

1. Lâm sàng:

- Dựa vào cơ chế chấn thương: bị chấn thương trực tiếp vào vùng vai

- Triệu  chứng  lâm sàng:

  • Biến dạng kiểu bậc thang.
  • Có dấu hiệu lạo xạo xương.

2. Cận lâm sàng: cho chẩn đoán xách định

Xquang 2 bình diện thẳng nghiên: Cho biết đường gãy, vị trí và di lệch.

Xét nghiệm cơ bản(trong trường hợp điều trị bảo tồn):

  • Tổng phân tích tế bào ngoại vi bằng hệ thống tự động (18 thông số)
  • Sinh hoá: urê, creatinin, glucose, AST,ALT. Ion đồ: kali, natri, canxi ion hoá.
  • Nước tiểu 10 thông số(máy).

3.  Các thể lâm sàng

* Gãy đơn thuần:

  • Gãy 1/3 trong: ít gặp và ít di lệch.
  • Gãy 1/3 ngoài: ít di lệch nếu không đứt dây chằng quạ đòn, di lệch nhiều giống như trật khớp cùng đòn nếu đứt dây chằng này.
  • Gãy 1 /3 giữa: Thường gặp nhất. Là thể điển hình, có đặc điểm:

+Di lệch nhiều, dễ chẩn đoán.

+Đường gãy có thể ngang, chéo hay có mảnh thứ 3.

+Các di lệch thường gặp: chồng ngắn, sang bên: đầu gần bị kéo lên ừên do cơ ức đòn chũm, đầu xa bị kéo xuống dưới do các cơ ngực, delta, dưới đòn và trọng lực cánh tay.

* Gãy kèm tổn thương khác:

Tổn thương đám rối cánh tay: do bị kéo căng hay đè ép, thường gặp nhất, đặc biệt khi có kèm theo gãy xương sườn thứ nhất -> XQ cần chú ý xương sườn thứ nhất.

  • Tổn thương động mạch và tĩnh mạch dưới đòn.
  • Tổn thương đỉnh phổi -> tràn khí, tràn máu màng phổi.
  • Gãy xương sườn, nhất là xương sườn thứ nhất.
  • Chọc thủng da -> gãy xương hở.

 

III.  ĐIỀU TRỊ:

Đây là loại gãy xương dễ liền, nắn di lệch thì dễ;nhưng cố định chống di lệch lại thì rất khó. Có rất nhiều phương pháp để bất động xương đòn;nhưng không có phương pháp nào hoàn hảo.

Có hai phương pháp điều trị chính:

- Bảo tồn

- Phẫu thuật

Chỉ dùng phẫu thuật trong một số trường hợp thật cần thiết như: gãy hở, gãy kèm theo biến chứng chèn ép thần kinh, mạch máu, đe dọa chọc thủng da, khớp giả, di lệch nhiều.

A- Các phương pháp điều trị bảo tồn thường dùng:

  • Băng số 8: Dùng băng thun bản rộng 10-12cm hoặc dùng bột băng bắt chéo sau lưng như hình số 8 giữ 3-4 tuần.
  • Nẹp vải xương đòn: giữ 3-4 tuần.
  • Phương pháp Rieunau: Bệnh nhân nằm ngửa kê gối dưới vai liên tục 2 tuần. Nơi xương gãy chỉ cần băng chéo bằng hai đoạn băng dính bản lớn. Sau 2 tuần ngồi dậy băng treo tay và tập khớp vai.
  • Dán băng keo thun: dùng băng thun dính băng 3-4 tuần.
  • Thuốc : Kháng sinh(uống hoặc tiêm), kháng viêm, giảm đau, vitamin, tiêm ngừa uốn ván(khi có vết thương hoặc xây xát da đi kèm).

B- Điều trị phẫu thuật:

Trước đây phẫu thuật trong gãy xương đòn rất Ít dùng. Trong gãy xương hở mục đích chính là cắt lọc vết thương. Trong gãy kín xương đòn chỉ dùng phẫu thuật trong các trường hợp: gãy xương đe doạ chọc thủng da, gãy có chèn mạch máu thần kinh, khớp giả. Trong phẫu thuật gảy xương đòn, để cố định xương gãy người ta dùng kim Kirschner hoặc nẹp mỏng AO.

Điều trị sau mỗ:

  • Mang đai số 8 cố định tạm sau mỗ.
  • Truyền dung dịch đẳng trương.
  • Truyền đạm, lipid (theo hội chẩn).
  • Thuốc:
    • Kháng sinh: Cephalosporin thế hệ thứ 3 hoặc thứ 4 đơn thuần, hoặc kết hợp nhóm cephalosporin thế hệ thứ 3 hoặc thứ 4 với nhóm Aminoglycosis, hoặc kết hợp nhóm cephalosporin thế hệ thứ 3 hoặc thứ 4 với nhóm Quinolone, hoặc theo hội chẩn.
  • Giảm đau. Kháng viêm. Cầm máu.

 

VI. PHÒNG BỆNH

- Tuyên truyền và giáo dục trong cộng đồng về luật giao thông và lao động.

- Cần giáo dục học sinh trong các trường phổ thông cơ sở nguyên nhân gây gãy xương để hạn chế các tai nạn xảy ra trong sinh hoạt và trong học đường.

- Cần giáo dục cộng đồng sơ cứu tại chỗ tốt các trường hợp gãy xương để hạn chế các biến chứng trong gãy xương.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top