Nhận biết chấn thương não ở trẻ nhờ xét nghiệm máu

Một nghiên cứu mới cho biết một xét nghiệm máu đơn giản có thể giúp phát hiện những chấn thương ở trẻ em. Test kiểm tra này đã được sử dụng ở người lớn, nó giúp phát hiện được những tổn thương não bộ ở trẻ em chính xác tới 94%. Quan trọng hơn, một kết quả âm tính đồng nghĩa với việc chụp CT hay sử dụng phóng xạ để chẩn đoán là không cần thiết.

Theo tác giả nghiên cứu Tiến sỹ Linda Papa, bác sỹ ở Trung tâm y tế Orlando tại Florida, "Khi một đứa trẻ bị tổn thương ở vùng đầu, chúng tôi phải quyết định xem liệu nó có bị sang chấn não hay không và liệu đứa trẻ có cần thiết phải tiến hành chụp CT não bộ hay không.”

Papa giải thích việc chụp cắt lớp CT làm cho não của trẻ phải tiếp xúc với phóng xạ có thể gây tổn thương. Do đó, nếu tránh được việc chụp CT thì sẽ tốt hơn nhiều cho bệnh nhân.

Khoảng 250.000 trẻ em phải điều trị tổn thương về não bộ hàng năm. Một test kiểm tra đơn giản có thể giúp đưa ra những chẩn đoán sơ bộ ở những đối tượng trẻ em này. TS. Papa đã phát triển những test kiểm tra này nhưng không hề vì mục đích lợi nhuận. "Đối với bệnh nhân, tôi nghĩ nó sẽ tạo ra một sự khác biệt lớn. Tôi không thực hiện điều này vì lợi nhuận, tôi làm nó chỉ bởi tôi mong giúp cho tất cả mọi người," bà cho biết.

Nghiên cứu này được đăng trên ấn phẩm tháng 11 trên tạp chí Academic Emergency Medicine đã được tài trợ một phần bởi viện nghiên cứu về rối loạn thần kinh học và đột quỵ quốc gia Hoa Kỳ.

Xét nghiệm máu này đo mức nồng độ của một protein ưa axít là Glial fibrillary (GFAP). Protein này được tìm thấy trong tế bào bao quanh các nơ ron thần kinh ở não. Khi não bị tổn thương, GFAP được giải phóng vào trong máu và sẽ dễ dàng được phát hiện ra.

Để tiến hành nghiên cứu, 152 trẻ em có tổn thương vùng đầu đã được xét nghiệm máu và tiến hành chụp cắt lớp. Papa và cộng sự đã so sánh kết quả của việc chụp cắt lớp với kết quả xét nghiệm máu. Xét nghiệm máu được thực hiện trong vòng 6 giờ sau khi bị chấn thương.

Chụp cắt lớp CT có thể giúp phát nhận diện ra những tổn thương vùng não ở bệnh nhân. Tuy nhiên, việc xét nghiệm máu có thể phát hiện ra những triệu chứng của chấn thương não ngay cả khi chụp CT không phát hiện được.Xét nghiệm máu này cũng giúp các bác sỹ biết được mức độ tổn thương nghiêm trọng tới đâu. Nồng độ GFAP thấp hơn trong những ca nhẹ, nhưng sẽ tăng cao hơn trong những trường hợp nặng.

Sang chấn vùng não ở trẻ em hiện đang được chẩn đoán chỉ dựa trên các triệu chứng như nôn mửa, mất cân bằng, đau đầu, nhìn mờ hay cảm giác choáng váng.

TS. Papa hi vọng có thể phát triển được một test kiểm tra lưu động ngay tại nơi trẻ bị chấn thương. Test này có thể được sử dụng ngay trên sân vận động để giúp các huấn luyện viên, vận động viên quyết định xem liệu người bị chấn thương thể quay lại luyện tập và thi đấu hay không.

Các nhà khoa học dự định sẽ tiến hành thêm nhiều nghiên cứu để giúp khẳng định tính đúng của kết quả trên một nhóm nhiều trẻ em hơn và hi vọng test kiểm tra này sẽ được áp dụng trong vòng 5 năm tiếp theo.

Tiến sỹ John Kuluz, trưởng khoa nghiên cứu về chấn thương não tại Bệnh viện Nhi đồng Nicklaus tại Miami (Mỹ) cho rằng những test xét nghiệm đơn giản này sẽ mang lại những hiệu quả to lớn do giảm được tỷ lệ phải chụp cắt lớp.

Ông nói: "Chụp CT khá tốn kém và nguy hiểm. "Test xét nghiệm này sẽ giúp chúng ta hạn chế được việc chụp CT và góp phần cải thiện độ tin cậy của các chẩn đoán."

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top