✴️ Gãy xương trẻ em

I.  ĐẠI CƯƠNG

Xương trẻ em mềm và dễ uốn cong, nhiều lỗ xốp, chịu được biến dạng và nén ép. Lứa tuổi hay bị gãy xương nhiều từ 5 - 10 tuổi.

Xương trẻ em tự nó có thể làm thẳng được nhưng không phải là tất cả.

Cốt mạc vững lên duy trì liên tục giúp ngăn ngừa di lệch và dễ liền xương.

Trong gẫy xương trẻ em tổn thương sụn tiếp hợp cao từ 10 - 15% ít gặp gẫy vụn trừ chấn thương mạnh.

Sụn tiếp hợp yếu hơn giây chằng bao khớp, gân, cùng một lực chấn thương người lớn có thể tách hoặc rách dây chằng - trật khớp nhưng trẻ em lại có thể bị tổn thương sụn tiếp hợp dẫn đến rối loạn phát triển xương.

Ổ gẫy tự nó kích thich sự phát triển của xương nhờ tăng cấp máu cho sụn tiếp hợp.

Xương trẻ em liền nhanh do cốt mạc liên tục, sự cấp máu phong phú, trẻ càng nhỏ liền xương càng sớm (sơ sinh 2 - 3 tuần, 7 - 10 tuổi là 6 tuần, trên 10 tuổi là  8 - 10 tuần).

Không liền xương ở trẻ em thường không xẩy ra (trừ một số chấn thương nặng gẫy hở, viêm, xương bệnh lý).

Do đó phẫu thuật chỉnh lại ổ gẫy không có chỉ định ở trẻ em vì ảnh hưởng tới sụ liền xương.

  • Gãy xương trẻ em có thể xảy ra từ lúc mới sinh do đẻ khó
  • Cal rất to,  nhiều khi làm cho người không có kinh nghiệm tưởng là u xương
  • Gãy xương làm cho bé không dám  cử động, nhiều  khi phải phân biệt liệt do chấn thương sau sanh
  • Ba triệu chứng chắc chắn gãy xương: biến dạng, di động bất thường và tiếng kêu lạo xạo xương

II. CHẨN ĐOÁN

Bệnh sử khó xác định với trẻ nhỏ.

Gẫy hoàn toàn có đủ triệu chứng:

  • Đau vùng gẫy.
  • Bớt lực vận động.
  • Sưng nề.
  • Biến dạng.
  • Có thể có bầm tím.

Cận lâm sàng:

X- quang: Ở trẻ em cần được chụp toàn bộ 2 khớp trên dưới ổ gẫy và chụp đối xứng để so sánh, ở trẻ nhỏ có tổn thương đầu xương dài , trong đó tâm cốt hoá chưa xuất hiện trên x – quang, nên chẩn đoán sẽ gập khó khăn.

  • Xquang 2 bình diện thẳng, nghiên: Cho biết vị trí gãy, di lệch, đường gãy, các tổn thương đi kèm...
  • Xét nghiệm tiền phẫu:
    • Tổng phân tích tế bào ngoại vi bằng hệ thống tự động (18 thông số máu).
    • Sinh hoá: urê, creatinin, glucose, AST, ALT.
    • Ion đồ: kali, natri, canxi ion hoá.
    • Nước tiểu 10 thông số .
    • Điện tim, x quang tim phổi thẳng.

Xét nghiệm tiền phẫu (trong trường hợp phẫu thuật): xem bài chuẩn bị bệnh nhân tiền phẫu trong phẫu thuật chấn thương chỉnh hình.

III. ĐIỀU TRỊ

1. Sơ cứu:

  • Đặt nẹp cố định tốt trước khi di chuyển
  • Vì cal mọc rất nhanh nên nắn càng sớm càng tốt.
  • Việc nắn chỉnh xương không cần chính xác như ở người lớn vì cơ chế tự điều chỉnh, nhưng phải nắn hết di lệch xoay
  • Thời gian bất động ngắn hơn người lớn
  • Rất ít cần phải tập vật lý trị liệu
  • Hầu hết đều được điều trị bảo tồn, rất ít khi phải mổ.

2. Điều trị bảo tồn:

  • Nắn xong bó bột.
  • Kéo tạ ít lần rồi bó bột (kéo qua da)
  • Khi bó bột phải qua 2 khớp trên và dưới ổ gãy
  • Thuốc: Kháng sinh(uống hoặc tiêm), kháng viêm, giảm đau, vitamin, tiêm ngừa uốn ván(khi có vết thương hoặc xây xát da đi kèm).

3. Điều trị phẫu thuật:

  • Gãy có mảnh xương lọt vào ổ khớp
  • Gãy lồi cầu ngoài xương cánh tay lệch nhiều
  • Gãy xương bánh chè di lệch xa
  • Gãy 2 xương cẳng tay di lệch nhiều
  • Một số gãy xương đùi di lệch chồng ngắn > 2cm
  • Các loại gãy cũ có biến dạng phản chức năng.

Điều trị sau mỗ:

  • Mang nẹp bột cố định tạm sau mỗ.
  • Truyền dung dịch đẳng trương.
  • Truyền đạm, lipid (theo hội chẩn).
  • Thuốc:
    • Kháng sinh: Cephalosporin thế hệ thứ 3 hoặc thứ 4 đơn thuần, hoặc kết hợp nhóm cephalosporin thế hệ thứ 3 hoặc thứ 4 với nhóm Aminoglycosis, hoặc kết hợp nhóm cephalosporin thế hệ thứ 3 hoặc thứ 4 với nhóm Quinolone, hoặc theo hội chẩn.
    • Giảm đau.
    • Kháng viêm.
    • Cầm máu.

4. Biến chứng:

  • Chèn ép do bột
  • Mọc xương trong cơ: tránh xoa bóp dù là xoa bóp nhẹ
  • Không liền xương.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top